ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 17:39:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ huynh bức xúc các khoản thu đầu năm học

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 25 và ngày 27/10/2017, bà Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Hiếu (ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) có đơn yêu cầu lần 2 gửi đến Đảng uỷ, UBND xã Biển Bạch Đông phản ánh tình trạng chất lượng dụng cụ học tập của các em Trường Mầm non Rạng Đông thiếu và kém chất lượng, trong khi phụ huynh đã đóng đủ các khoản tiền.

Theo đơn trình bày, đầu năm nhà trường thu các khoản tiền phụ huynh đã đóng đủ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng nhập học các cháu vẫn chưa được chụp hình, chưa được cấp thẻ chữ cái, giấy vẽ. Đối với hộp chì màu vừa kém chất lượng, tô trang này lem qua trang khác. Trong hộp chì màu không có đồ chuốt mà hiệu trưởng kê riêng để thu thêm tiền.

Tờ trình về các khoản thu tự nguyện của phụ huynh năm học 2017-2018 chưa được UBND xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thông qua, nhưng đã được Trường Mầm non Rạng Đông thu đầu năm học.

Trước đó, ngày 13/10/2017, 5 phụ huynh ấp Cái Sắn đồng đứng tên cũng đã có đơn yêu cầu gửi đến Đảng uỷ, UBND xã Biển Bạch Đông phản ánh tình trạng thu tiền đầu năm học của Trường Mầm non Rạng Đông cao hơn so với Trường Mầm non Hoa Tràm. Trường Mầm non Hoa Tràm thu tất cả các khoản 625.000 đồng/trẻ, nhưng Trường Rạng Đông lại có mức thu 869.000 đồng/trẻ thuộc khối lớp lá, 2 điểm trường như nhau nhưng mức thu học phí chênh lệch hơn 200.000 đồng/trẻ.

Theo phản ánh của phụ huynh, ngoài thu tiền bóng đèn, tiền quạt gió, rèm cửa, nhà trường còn thu thêm tiền tráng sân… khiến cho chi phí của phụ huynh càng thêm nặng nề. Trong khi đó, các khoản phí đầu năm đã được thu nhưng học sinh vẫn còn thiếu dụng cụ học tập. Bà Ngô Thị Cầm (ấp Lê Giáo) bức xúc: "Tuy mức thu đầu năm học có cao hơn nhưng chúng tôi vẫn đồng ý đóng góp và cho con đi học, nhưng hơn 2 tháng dụng cụ học tập vẫn còn thiếu. Chúng tôi mong Đảng uỷ, UBND xã xem xét, giải quyết để người dân chúng tôi hiểu và hài lòng hơn".

Mặc dù đã thu phí đầu năm, nhưng đến nay điểm trường ấp Lê Giáo vẫn chưa triển khai dạy 2 buổi/ngày.

Vấn đề này được ông Nguyễn Tráng Kiện, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, khẳng định, đầu năm học 2017-2018, trên địa bàn huyện không có tình trạng lạm thu, mà chỉ là sự nhầm lẫn và thiếu cẩn trọng trong việc triển khai thực hiện. Nguyên nhân có sự thu phí chênh lệch giữa các điểm trường, trước đây nghị quyết của HĐND tỉnh cho phép thu đối với học sinh học 1 buổi là 27.000 đồng/em, bán trú là 42.000 đồng/em. Nhưng đến ngày 8/12/2016, Nghị quyết số 10 cho thu 30.000 đồng/em/1 buổi và 42.000 đồng/em/2 buổi. Theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 100% học sinh phải học bán trú 2 buổi. Riêng điểm Trường Lê Giáo (thuộc Trường Mầm non Rạng Đông) có 11 em lớp lá, 5 em lớp mầm. Ngay đầu năm trường thu mức 42.000 đồng/em, do đó đến nay trường vẫn chưa triển khai dạy 2 buổi/ngày do thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn bởi trước đó, ngày 10/7/2017, Hiệu trưởng Phan Thị Hằng, Trường Mầm non Rạng Đông, có tờ trình và được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chấp nhận cho xoá 2 điểm lẻ là Cái Sắn Vàm và Cái Sắn Ngọn để đảm bảo cho công tác quản lý, dạy và học năm học 2017-2018.

Thế nhưng, sau đó 1 tuần (ngày 18/7/2017), Ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường Mầm non Rạng Đông lại có tờ trình đến UBND xã Biển Bạch Đông xem xét, khảo sát thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trường Mầm non Rạng Đông để giúp đỡ trường được vận động xã hội hoá giáo dục các điểm lẻ: Trung tâm (ấp Quyền Thiện), Kinh 2, Cái Sắn Vàm, Cái Sắn Ngọn, Lê Giáo, Huỳnh Nuôi (số 3). Điều khó hiểu ở đây chính là 2 điểm trường Cái Sắn Vàm và Cái Sắn Ngọn đã được xoá theo tờ trình của hiệu trưởng trường mầm non nhưng vẫn có tờ trình xin xã hội hoá với mức đóng góp mỗi phụ huynh từ 130.000-230.000 đồng/trẻ.

Như vậy, vấn đề xã hội hoá giáo dục của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, trang thiết bị phục vụ học tập cho các cháu kém chất lượng, phụ huynh đã đóng tiền nhưng con em họ vẫn chưa được chụp hình thẻ, chưa được cấp bảng chữ cái... đã trở thành nỗi băn khoăn của phụ huynh học sinh. Vấn đề này nếu không được lãnh đạo địa phương, Trường Mầm non Rạng Đông giải quyết thấu đáo, giải thích hợp tình hợp lý thì phụ huynh vẫn còn tiếp tục gửi đơn yêu cầu đến các cơ quan chức năng./.

Thanh Phương

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.