ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 16:40:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ Cà Mau sôi nổi nhiều phong trào thi đua

Báo Cà Mau Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh tiếp tục triển khai tới toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ. Phong trào vừa có ý nghĩa chính trị, vừa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thiết thực chăm lo cho sự tiến bộ của phụ nữ và là động lực để chị em hăng hái thi đua. Qua đó, tổ chức hội đã trở thành ngôi nhà chung, ấm áp nghĩa tình của chị em phụ nữ.

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh tiếp tục triển khai tới toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ. Phong trào vừa có ý nghĩa chính trị, vừa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thiết thực chăm lo cho sự tiến bộ của phụ nữ và là động lực để chị em hăng hái thi đua. Qua đó, tổ chức hội đã trở thành ngôi nhà chung, ấm áp nghĩa tình của chị em phụ nữ. 

Điểm sáng từ cơ sở

2 năm tham gia sinh hoạt hội phụ nữ đã mở ra cho gia đình chị Lê Thị Hương (ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) một bước ngoặt mới. Vợ chồng chị đã có việc làm ổn định, cuộc sống gia đình thoải mái khi không còn cảnh chạy gạo ăn hằng ngày và hơn hết, 2 đứa con của chị tiếp tục được cắp sách đến trường.

Kinh tế gia đình chị Lê Thị Hương (bìa trái), ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển ổn định từ khi làm khô, làm mắm cá biển.

Không đất đai, ít vốn liếng nên cuộc sống gia đình 4 người phụ thuộc vào tiền làm thuê hằng ngày của vợ chồng. Chuyện làm thuê ở xã ven biển cũng bấp bênh như con nước lớn, nước ròng. Từ khi được chi hội trưởng đến vận động chị thấy được quyền và lợi ích khi tham gia sinh hoạt hội. Có kiến thức từ lớp dạy làm khô, làm mắm, cộng với số tiền 3 triệu đồng vay từ vốn nội lực, gia đình chị Hương có nghề mới là làm khô, làm mắm cá biển. “Ngày nắng làm khô xẻ, mưa làm khô mặn, làm chả cá bỏ mối cho bạn hàng trong chợ, nhiều thì gửi ra Cà Mau bán, mỗi ngày tôi cũng kiếm lãi trên 100.000 đồng. Giờ thì mình mới thấy lợi ích khi tham gia hội”, chị Hương chia sẻ. Và cũng từ sức lan toả này mà vừa qua Hội LHPN xã Tam Giang Tây đã được Hội LHPN huyện Ngọc Hiển công nhận “xoá hộ trắng hội viên”, với tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt hội đạt 88,2%.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động hội viên tham gia sinh hoạt hội, chị Nguyễn Thị Nga, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Lợi A (xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi) cho rằng: Cụ thể hoá bằng những mô hình thiết thực để chị em dễ hiểu, dễ tham gia và dễ làm theo. Từ “tiết kiệm tăng dần”, “tiết kiệm giảm dần”, chi hội còn triển khai nhiều mô hình thiết thực như: “3 có” - có sọt rác, có nhà vệ sinh, có chăn nuôi hợp vệ sinh; “4 nhớ” - nhớ mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông, nhớ đội nón bảo hiểm, nhớ không uống rượu khi tham gia giao thông và nhớ là không chạy xe quá tốc độ trên đường đông dân cư. Hay mô hình “Hùn tiền mua bảo hiểm y tế”… Theo Bí thư Chi bộ ấp Tân Lợi A Nguyễn Hoàng Sơn: Từ những mô hình thiết thực, gần gũi của phụ nữ đã góp phần cùng với địa phương thực hiện thắng lợi các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.  

Nói đi đôi với làm

Chị Phạm Hồng Nhân, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, nhìn nhận: Mục tiêu của phong trào thi đua yêu nước nhằm nâng cao năng lực, trình độ và động viên phụ nữ phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; tạo ra phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh. Ðã có những phong trào tạo được “thương hiệu” và sức lan toả sâu rộng trong hội viên phụ nữ, như: phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” với nội dung phù hợp, thiết thực được các cấp hội tiếp tục tập trung chỉ đạo gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, 4 phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Ðảm đang” và các nhiệm vụ trọng tâm của hội…

Một trong những phong trào thi đua do phụ nữ Cà Mau phát động thực hiện đạt hiệu quả cao, đó là phong trào thi đua “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”. Qua phong trào này, từ năm 2010 đến nay, phụ nữ toàn tỉnh đã vận động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức như: Hùn vàng chuộc đất; hùn vốn trả nợ ngân hàng, tiết kiệm mua vật dụng gia đình; tiết kiệm sửa chữa nhà; tiết kiệm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh… Thông qua các hình thức trên, đến nay, trong toàn tỉnh đã xây dựng được 7.674 tổ, với số tiền tiết kiệm được trên 13 tỷ đồng, đã giúp trên 155.000 lượt hội viên. Vận động xây dựng và sửa chữa 444 mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng số tiền trên 9 tỷ đồng, qua đó đã giúp 6.286 hộ gia đình thoát nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, chị Phạm Hồng Nhân cho biết: “Tính hệ thống, kết nối chặt chẽ từ phát động, phổ biến nội dung thi đua đến vận động chị em đăng ký thực hiện; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các điển hình, chính là điểm nổi bật trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của hội thời gian qua”./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.

Khánh Thuận sáng kiến cải cách hành chính

Mô hình tổng đài cải cách hành chính (CCHC), thiết lập tài khoản Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận kê khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác CCHC, chuyển đổi số tại địa phương.

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.