ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 08:07:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ Khánh Hưng cùng nhau nâng cao chất lượng cuộc sống

Báo Cà Mau Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời) đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã hội.

Hội LHPN xã Khánh Hưng có 2.946 hội viên, trong đó có 302 hội viên người dân tộc thiểu số, với 15 chi hội. Chị Nguyễn Kiều Nhi, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Hưng, cho biết: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo là một trong những giải pháp góp phần nâng cao đời sống hội viên và tạo chuyển biến trong hoạt động của Hội. Hoạt động của Hội đều hướng về cơ sở, đến hộ gia đình và hội viên, nhất là những hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Ðến nay, các chi hội trong xã tiếp tục duy trì và phát huy vốn nội lực 10 triệu đồng ở 88 tổ của 15 chi hội và có 16 tổ của 15 chi hội tiết kiệm giúp nhau không tính lãi với số tiền 55 triệu đồng. Có 88 tổ nuôi heo đất 160 triệu đồng, giúp 160 chị phụ nữ ổn định cuộc sống; 88 tổ hũ gạo tình thương, trong tháng giúp 50 chị có hoàn cảnh khó khăn; 18 tổ hùn vốn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở 15 ấp. Duy trì và nhân rộng mô hình “10 trong 1” ở 15 ấp. Bên cạnh đó, Hội LHPN xã còn vận động các tổ chức từ thiện, nhân đạo xây dựng nhà mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn xã.

Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chị mà Hội LHPN xã có hướng hỗ trợ phù hợp.

Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chị mà Hội LHPN xã có hướng hỗ trợ phù hợp.

Từ các phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ điển hình vượt khó vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như chị Lê Thị Riếng, ấp Nhà Máy A. Chị tâm sự: "Trước đây, mặc dù chịu khó đi làm mướn nhưng cuộc sống nghèo khổ vẫn cứ bủa vây. Tôi luôn trăn trở tìm hướng để thoát nghèo, vươn lên. Thông qua tổ chức Hội LHPN, tôi được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn xoay vòng trong chi hội đầu tư chăn nuôi heo, gà, vịt xiêm, tạo thu nhập ổn định cho gia đình. Ngoài chăn nuôi, tôi còn đi làm thuê cho bà con lối xóm. Thấu hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của tôi, Hội LHPN xã hỗ trợ tiền để tôi sửa chữa lại căn nhà. Ðến nay gia đình đã thoát nghèo, cuộc sống ổn định, con cái được học hành đàng hoàng”.

Từ số tiền góp vốn xoay vòng của Chi hội phụ nữ ấp Nhà Máy A, chị Lê Thị Riếng đã duy trì được mô hình nuôi heo, gà, vịt, giúp chị có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cũng luôn được các cấp hội phụ nữ xã Khánh Hưng chú trọng. “Hằng năm, Hội LHPN xã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho chị em hội viên phụ nữ trong toàn xã được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội đã phối hợp khảo sát, nắm tình hình đời sống, việc làm cũng như nhu cầu của hội viên phụ nữ để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện và khả năng của Hội. Ðến nay, Hội quản lý trên 15 tỷ đồng, luôn hướng dẫn các hội viên sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và vận động 100% hội viên vay vốn gửi tiền tiết kiệm, không có nợ quá hạn”, chị Nguyễn Kiều Nhi phấn khởi cho hay.

Chị em phụ nữ trong xã còn tận dụng đất trống quanh nhà, bờ ruộng, sân vườn để trồng rau màu, tăng thêm thu nhập.

Chị em phụ nữ trong xã còn tận dụng đất trống quanh nhà, bờ ruộng, sân vườn để trồng rau màu, tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh đó, việc vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia học nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ cũng được các cấp hội phụ nữ xã Khánh Hưng thực hiện xuyên suốt, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động từ khâu nắm bắt nhu cầu thị trường lao động đến tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm. Phong trào tương thân tương ái được đẩy mạnh, các hộ hội viên kinh tế khá giúp đỡ hộ hội viên nghèo; những hộ không đất canh tác hay ít đất thì hướng dẫn họ những nghề thủ công, chăn nuôi phù hợp... Nhờ sự nỗ lực, năng động, sáng tạo, trong năm qua toàn xã đã có 17 hội viên thoát nghèo và hiện nay chỉ còn 30 hội viên hộ nghèo.

Ðến nay, cuộc sống chị em phụ nữ xã Khánh Hưng đã được cải thiện rất nhiều; các chương trình kinh tế đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi, trồng trọt và các nghề thủ công... đem lại thu nhập khá cho chị em. Những việc làm của Hội LHPN xã Khánh Hưng góp phần không nhỏ khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay./.

 

Quỳnh Anh

 

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Chung tay cập nhật bảng hiệu theo địa giới mới

Sáng 13/7, không khí tại xã Vĩnh Lợi trở nên rộn ràng, sôi nổi hơn thường ngày khi lực lượng đoàn viên, thanh niên Xã đoàn Vĩnh Lợi đồng loạt ra quân hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh sửa, thay mới bảng hiệu theo địa chỉ phù hợp với địa giới hành chính sau sáp nhập. Hoạt động này nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ người dân và sự đánh giá cao của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

TP. Bạc Liêu: Tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch

Một trong những thành tựu quan trọng góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Bạc Liêu trong thời gian qua chính là việc quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch. Từ thực tế kết quả đạt được, các phường trên địa bàn sẽ kế thừa và phát huy thế mạnh này trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Bạc Liêu: Tập trung làm tốt công tác quản lý quy hoạch

Xác định công tác quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển và tạo tiền đề trong mời gọi đầu tư, thời gian qua, TP. Bạc Liêu luôn tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị.

TP. BẠC LIÊU: THI ĐUA HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thời gian qua, Thành ủy TP. Bạc Liêu đã bám sát những nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và xác định đẩy mạnh việc học tập, làm theo Bác là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

TP. Bạc Liêu: Đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy

​Thực hiện Nghị quyết 08 (NQ 08) của Tỉnh ủy “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong tình hình mới”, thời gian qua, nhận thức của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy các cấp của TP. Bạc Liêu không ngừng được nâng lên và chất lượng, hiệu quả công tác KT. GS đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

TP. Bạc Liêu: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và đảng viên

Thời gian qua, bên cạnh việc quán triệt nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và TP. Bạc Liêu cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Thành ủy TP. Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố.

TP. BẠC LIÊU: NHIỀU MÔ HÌNH HAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã xây dựng nên những mô hình hay.

TP. Bạc Liêu: Thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Bạc Liêu hiện có hơn 43.370 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) với 159.902 người. Trong đó, có 4.425 hộ dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 11,96% và 2.802 hộ dân tộc Hoa, chiếm tỷ lệ 7,84%, cùng 17 hộ là dân tộc khác, chiếm tỷ lệ 0,05%.