ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 18:50:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ Nữ phường 4: Năng động giúp nhau phát triển

Báo Cà Mau Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hội, những năm gần đây, Hội LHPN phường 4, TP Cà Mau luôn tích vận động chị em tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể. Qua đó, vừa giúp hội viên vươn lên trong cuộc sống, đồng thời khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức hội trong các phong trào của địa phương.

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hội, những năm gần đây, Hội LHPN phường 4, TP Cà Mau luôn tích vận động chị em tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể. Qua đó, vừa giúp hội viên vươn lên trong cuộc sống, đồng thời khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức hội trong các phong trào của địa phương.

Chị Mã Kim Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN phường 4, cho biết: “Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước luôn được các cấp Hội Phụ nữ phường đẩy mạnh thực hiện với nhiều hình thức phong phú, ngày càng thu hút đông đảo chị em tham gia. Ðặc biệt là phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cùng nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Ngay từ đầu năm, hội đã chỉ đạo cơ sở nắm chắc số hộ nghèo trên địa bàn, lập sổ theo dõi số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và giao chỉ tiêu cho các cơ sở hội trong năm giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Kết quả, có 9 hộ phụ nữ thoát nghèo bền vững”.

Từ nguồn vốn 10 triệu đồng do Hội Phụ nữ phường 4 tín chấp vay từ Ngân hàng Đông Á, gia đình chị Lê Ngọc Thuỷ, khóm 4, mở rộng kinh doanh, đời sống ngày càng phát triển.

Ða số các hội viên phụ nữ phường 4 sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Nhằm tạo nguồn vốn cho chị em có điều kiện đầu tư vào sản xuất, kinh doanh giúp chị em giảm nghèo, thời gian qua, hội tăng cường hoạt động khai thác nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ hội viên. Năm 2014, phường 4 có 315 chị đáo hạn ngân hàng với số tiền trên 1 tỷ đồng. Hội còn phối hợp với Ngân hàng Ðông Á thực hiện chương trình cho vay trả góp để tạo điều kiện cho hội viên mua bán. Với số tiền trên 5 tỷ đồng đã giúp 385 chị có thêm vốn mua bán góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Không đất sản xuất, thiếu vốn mua bán nên cuộc sống gia đình chị Võ Kim Lanh (khóm 4) luôn thiếu trước hụt sau. Khởi nghiệp chỉ có 5 triệu đồng nên việc mua bán tôm, cá của chị gặp khó khăn. Do thiếu vốn nên lượng cá, tôm cân về bán không nhiều, tiền lãi không trang trải nổi sinh hoạt trong gia đình. Từ khi tham gia sinh hoạt hội, chị được Hội LHPN phường 4 tín chấp với Ngân hàng Ðông Á giúp cho vay vốn mua bán, nâng cao đời sống. “Nồi cơm” nở từ 5 triệu đồng lên 15 triệu đồng. Tôm, cá cân về bán nhiều hơn và thu nhập cũng khá hơn trước rất nhiều. Kinh tế tạm ổn nên đầu năm học này chuyện lo cho 2 đứa con vào lớp 5 và lớp 3 cũng nhẹ nhàng hơn.   

Chị Lê Ngọc Thuỷ mưu sinh bằng việc mở tiệm bán tạp hoá cho bà con trong khóm. Trước đây vốn ít nên mặt hàng mua về không nhiều. Từ khi được Hội LHPN phường 4 tín chấp với Ngân hàng Ðông Á cho vay 10 triệu đồng, chị mở rộng mua bán với đủ các mặt hàng thiết yếu. Chị Thuỷ chia sẻ: “Tham gia sinh hoạt hội, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh tôi thấy cuộc sống mới mẻ hơn rất nhiều. Sinh hoạt hội là điều kiện để chị em gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, chăm sóc gia đình. Ðặc biệt, chị em hội viên còn tham gia tổ hùn vốn mỗi tháng được 2,1 triệu đồng. Tuy số tiền không nhiều nhưng với sự giúp nhau này càng thắt chặt tình làng nghĩa xóm”.

Tạo sự đoàn kết tương trợ trong hội viên, Hội LHPN phường 4 tích cực huy động chị em tham gia các phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” giúp đỡ những hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay không tính lãi. Việc phát động ủng hộ quỹ tiết kiệm tạo nguồn vốn tại chi hội đã được triển khai rộng khắp. 785 chị tham gia với tổng số tiền đã huy động tiết kiệm trên 650 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế.

Chị Mã Kim Tuyến cho biết thêm, trong chỉ đạo thực hiện các phong trào, các cấp hội triển khai lồng ghép với các phong trào thi đua, các mô hình hoạt động và mang lại hiệu quả thiết thực như mô hình câu lạc bộ gia đình “5 không, 3 sạch”, câu lạc bộ giúp nhau xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Các mô hình trên tạo điều kiện cho các chị được vay vốn với lãi suất thấp hoặc không tính lãi, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các gia đình phụ nữ khó khăn, giúp họ an cư lạc nghiệp.

Chị Cao Ngọc Xuân, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 4, chia sẻ: “Thông qua nhiều hình thức giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ khóm 4, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt, gắn bó hơn, tình trạng đói nghèo được đẩy lùi đáng kể. Hội Phụ nữ luôn quan tâm đến đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ nghèo làm chủ hộ”.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo thật sự là phong trào đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho hoạt động của Hội LHPN phường 4, TP Cà Mau thêm phong phú hơn. Với các hoạt động cụ thể, Hội LHPN phường 4 không chỉ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên mà còn góp sức cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).