ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:00:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phương tiện khai thác biển đồng loạt ra khơi

Báo Cà Mau Sau những ngày cập bến để vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc, hầu hết các phương tiện khai thác, đánh bắt xa bờ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã đồng loạt ra khơi, với hy vọng mở đầu cho chuyến đánh bắt đầu năm đạt kết quả, làm tiền đề cho một năm bội thu.

Sau những ngày cập bến để vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc, hầu hết các phương tiện khai thác, đánh bắt xa bờ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã đồng loạt ra khơi, với hy vọng mở đầu cho chuyến đánh bắt đầu năm đạt kết quả, làm tiền đề cho một năm bội thu.

Thời tiết trong những ngày đầu năm rất thuận lợi, là điều kiện tốt để các phương tiện khai thác, đánh bắt biển hoạt động. Thêm vào đó, giá nhiên liệu giảm, sẽ giảm chi phí rất lớn cho các phương tiện đánh bắt. Lẽ đó, nhiều phương tiện khai thác ra khơi sớm hơn so với mọi năm. Theo ông Phan Văn Thắng, ấp Rạch Tàu, xã Đất Mũi: “Mọi năm khoảng mùng 9 chúng tôi mới xuất bến để lấy nhu yếu phẩm chuẩn bị ra khơi, nhưng năm nay mùng 6 chúng tôi đã vươn khơi, bám biển với mong muốn chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, mần ăn khá”.

Nhiều phương tiện làm thủ tục ra khơi tại Trạm Kiểm soát Đồn Biên phòng cửa biển Rạch Gốc.

Toàn huyện Ngọc Hiển có 121 phương tiện chuyển đổi ngành nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Hiện nay, phần lớn phương tiện sau khi chuyển đổi ngành nghề bước đầu mang lại hiệu quả cao, cơ bản giúp ngư dân tăng thu nhập và ổn định sản xuất. Ông Huỳnh Thanh Tuấn, ấp Ô Rô, xã Tân Ân, chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi có hai phương tiện làm nghề cào nhưng hiệu quả khai thác đạt không cao. Sau đó, gia đình được hướng dẫn chuyển đổi sang nghề lưới rê đánh bắt cá, tôi thấy hiệu quả lắm. Bình quân mỗi chuyến khai thác, trừ chi phí lãi trên 20 triệu đồng”.

Không chỉ riêng anh Huỳnh Thanh Tuấn mà hầu hết các phương tiện sau khi chuyển đổi ngành nghề khai thác đều có lãi cao. Trong những ngày trước Tết, mỗi chuyến ra khơi trở về, tàu nào cũng đầy ắp tôm, cá, trừ các khoản chi phí, lãi hàng chục triệu đồng. Sau Tết, các phương tiện lại tranh thủ ra khơi, bám biển để tìm vùng biển đánh bắt, mở đầu chuyến biển đầu năm lấy lộc.

Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, nhận định: "Đạt được kết quả đó là do ngư dân địa phương có nhiều tiến bộ trong nắm bắt ngư trường, nắm bắt luồng lạch khai khác thu được nhiều tôm, cá để địa phương hoàn thành chỉ tiêu khai thác. Hiện nay, Ngọc Hiển ngày càng có nhiều phương tiện có khả năng đánh bắt loài thuỷ sản có giá trị xuất khẩu, thu nhập cao. Vì vậy, vào mùng 4 Tết đã có nhiều tàu đánh bắt vươn khơi sớm.

Ông Hồng Chí Phong, khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, là một trong những gia đình có truyền thống bám biển lâu năm ở huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Năm nay tôm, cá vùng biển ở huyện Ngọc Hiển rất ổn định, trước Tết khai thác cũng khá nên ngư dân chúng tôi rất phấn khởi. Mới mùng 4 Tết, ở Rạch Gốc có nhiều tàu ra khơi, nếu mình không ra khai thác thì tàu ở tỉnh khác sẽ vào ngư trường. Vì thế, anh em chúng tôi vừa ăn Tết, vừa tranh thủ đánh bắt”.

Năm nay thời tiết thuận lợi hơn so với mọi năm, là tín hiệu vui cho những người làm nghề biển. Thêm vào đó, giá xăng, dầu giảm sẽ giúp ngư dân giảm được chi phí. Đặc biệt, sau Tết, giá các mặt hàng thuỷ sản bình ổn sẽ là một lợi thế lớn cho ngư dân

Bài và ảnh: Minh Văn

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Tăng cường phối hợp giữ vững chủ quyền biển đảo

Sau nhiều ngày vượt hải trình dài trên vùng biển Tây Nam với điều kiện thời tiết phức tạp, chiều 27/6, Đoàn công tác thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và các cơ quan chức năng 4 tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã cập cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4), kết thúc tốt đẹp chuyến công tác.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Tăng cường sức mạnh biên phòng trong tình hình mới

Sáng nay (25/6), Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng, ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công bố quyết định lập Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường sau sáp nhập

Sáng 25/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định giải thể Ban CHQS cấp xã, phường, thị trấn; thành lập Ban CHQS cấp xã mới sau sáp nhập.

Phối hợp giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biển Tây Nam

Từ ngày 25-27/6, Tàu Cảnh sát biển 2002 thuộc Hải đội 401, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đưa Đoàn công tác gồm lãnh đạo, đại diện các địa phương: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi khảo sát, nắm tình hình thực tế tại vùng biển, đảo Tây Nam.

Tự hào truyền thống vẻ vang

Phát huy truyền thống 50 năm hào hùng và vẻ vang, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo, vì bình yên cuộc sống của Nhân dân.

Công bố quyết định sáp nhập và tổ chức lại cơ quan quân sự thuộc Quân khu 9

Sáng 24/6, tại TP Cần Thơ, Quân khu 9 tổ chức Lễ công bố Quyết định sáp nhập, tổ chức lại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) cấp tỉnh; thành lập Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực và trao Quân kỳ Quyết thắng cho các đơn vị mới thành lập.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.