ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 01:36:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quần áo Tết giá 0 đồng

Báo Cà Mau “Cũ người, mới ta” là câu nói khá quen thuộc của nhiều người dân nghèo khi đến Nhóm thiện nguyện “Cho đi là còn mãi”, ở xã Hàm Rồng để chọn quần áo. Trong dịp Tết năm nay, bà con nghèo càng thêm phấn khởi vì lượng quần áo được nhận đẹp hơn và nhiều hơn những năm trước. Ðiều mà cả người cho lẫn người nhận đều cảm thấy ấm lòng trong cái lạnh mùa Tết là những chiếc quần áo ấy có giá 0 đồng.

5 năm kể từ khi được thành lập đến nay, cứ vào khoảng 2 tháng trước Tết là Nhóm thiện nguyện “Cho đi là còn mãi” lại bắt đầu vận động và thu gom quần áo về chọn lọc, giặt giũ, phân loại và sắp xếp cẩn thận để tổ chức cho người dân nghèo đến chọn quần áo mặc trong dịp Tết. Nơi trưng bày quần áo được chia làm nhiều khu như khu đồ bộ, đồ lẻ; khu đầm, váy; khu giày dép, túi xách, nón... để thuận tiện cho mọi người dân đến lấy.

Quần áo được cho trong dịp này đa phần còn mới, thậm chí có một số còn cả tem, mác. Khi nhận được thông báo cho quần áo Tết của nhóm, vào các ngày cuối tuần có trung bình gần 50 người đến để chọn đồ.

Bà con đến rất đông để lựa quần áo cho gia đình dịp Tết.

Chị Lê Thị Mơ, ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, thất nghiệp hơn 2 tháng nay do không ai gọi thu hoạch hàu, gia đình vừa túng thiếu tiền trong sinh hoạt cho 4 người, vừa phải nuôi thêm mẹ già đang nằm bệnh. Khi nhận được tin nhóm cho đồ Tết, chị tranh thủ ra chọn. Năm nay chị không chỉ chọn riêng cho mình mà còn chọn cho cả gia đình, đối với chị việc nhận đồ của nhóm đã giảm rất nhiều chi phí cho gia đình trong dịp này. Chị Mơ xúc động: “Năm nào thấy chỗ chị Cẩm cũng cho đồ nhiều, bà con nào khổ đến đây thì nhóm cũng cho lựa nên ai cũng mừng. Năm nay nhóm cho đồ Tết rất nhiều, bà con lấy thoải mái, không có quy định như mọi năm”.

 Không chỉ bà con ở địa phương, nhiều người dân nghèo ở các huyện khác khi được kể về nhóm cũng đến để chọn quần áo, như huyện Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân... Em Nguyễn Quốc Danh, 7 tuổi, hiện đang sống cùng với bà nội ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, đón xe buýt đi cùng bà từ rất sớm. Quốc Danh bộc bạch: “Ở đây các cô cho đồ nhiều và đẹp lắm, con lựa được một số quần vừa với mình, con rất thích”.

Chị Nguyễn Thị Lệ, 53 tuổi, ở xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, chia sẻ: “Gia đình tôi tới 11 khẩu mà không có đất nên ai mướn gì làm đó. Tôi đến nhóm xin đồ lần thứ hai rồi. Trước đây vô tình đi ngang huyện biết được nên vào xin, chất lượng đồ nhóm cho khá tốt, có một số còn cả tem, mác. Tết này được nhóm cho đồ như thế này rất mừng vì giảm một phần chi phí sắm đồ Tết cho con cháu”.

Gắn bó với nhóm từ những ngày đầu, bà Huỳnh Thị Kim Ðính, tuy tuổi cao hơn so với 10 thành viên còn lại, nhưng hễ nhóm có hoạt động nào, từ cho đồ ăn từ thiện vào các ngày rằm hằng tháng hay tổ chức cho quần áo vào các ngày nghỉ và dịp Tết bà đều tham gia đầy đủ. Ðối với bà, niềm vui của bản thân chính là nhìn thấy nụ cười của bà con nghèo khi nhận được hộp cơm hay túi quần áo mang về. Bà mong muốn: “Tôi hy vọng các thành viên trong nhóm ai cũng có sức khoẻ thật tốt để có thể phục vụ, giúp đỡ nhiều bà con. Ðồng thời hy vọng nhóm sẽ vận động được nhiều đồ hơn cho bà con nghèo, kể cả ở các huyện khác”.

Chị Võ Hồng Cẩm, Trưởng nhóm “Cho đi là còn mãi”, cho biết, hiện nhóm đã cho đồ Tết được 3 đợt, đa phần người dân đến lựa quần áo lẻ hoặc đầm, váy để mặc trong dịp Tết. Từ khi triển khai đến nay, nhóm đã nhận được khoảng 7 tấn quần áo và cho đi khoảng 6,5 tấn, chưa tính giầy dép, túi xách, nón hay thú bông...

 “Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 11 là nhóm bắt đầu vận động gom đồ Tết, những năm trước số lượng đồ vận động ít nên quy định mỗi khẩu chỉ nhận được 3-5 bộ. Riêng năm nay, nhóm vận động rất nhiều đồ nên không quy định số lượng mà còn mở rộng cho các huyện, tỉnh khác. Hy vọng các mạnh thường quân và nhà hảo tâm sẽ luôn đồng hành với nhóm, để mỗi khi xuân về Tết đến bà con được ấm lòng vì có những chiếc áo ấm”, chị Cẩm cho biết thêm./.

 

Ngọc Bích

 

Tuổi thanh xuân ý nghĩa

Trong hành trình gần 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, thầy giáo trẻ Dương Hoàng Hiển (sinh năm 1993, hiện đang dạy môn Tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Catec, TP Cà Mau) đã mang nụ cười đến với rất nhiều mảnh đời bất hạnh, là nhịp cầu kết nối những trái tim ấm áp, lan toả yêu thương bằng những việc tử tế...

Sử dụng tốt nguồn lực nhân đạo

Trở thành cánh tay đắc lực cùng địa phương thực hiện công tác giảm nghèo, thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân triển khai hiệu quả nhiều dự án hỗ trợ sinh kế, sử dụng tốt các nguồn lực nhân đạo để thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Xã hội hoá hỗ trợ BHYT

Ngày 6/12/2023, HÐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2023/NQ-HÐND quy định về hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ mới thoát nghèo và thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Nghị quyết 32). Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Bộ đội Biên phòng: Ðỡ đần, sẻ chia cùng trẻ mồ côi

Những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đồn biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên khu vực biên giới.

Nghĩa tình quán cơm Nghĩa

Đồng hồ chưa điểm 11 giờ, quán cơm Nghĩa (Phường 7, TP Cà Mau) đã đông khách. Người đến hầu hết là người lao động, thu nhập thấp, được phục vụ chu đáo. Không khí giờ ăn vui vẻ.

Đóng góp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn hơn 3.600 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 14 ngàn trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, cần được cộng đồng chung tay hỗ trợ. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh tiếp tục quan tâm đóng góp để có thêm nguồn lực hỗ trợ, giúp các em vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội.

Giúp dân vượt hạn

Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện U Minh nói riêng, nhất là việc người dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt. Các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh có nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, nhằm giúp người dân giảm bớt phần nào khó khăn trong mùa nắng hạn.

Giám sát chặt thủ tục nhận BHXH 1 lần

Thời gian qua, việc mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tràn lan trên các trang mạng xã hội, hơn nữa, việc chốt sổ BHXH 1 lần được phép uỷ quyền cho người khác làm thủ tục nhận thay. Theo đó, để kiểm soát việc thực hiện thủ tục nhận BHXH 1 lần qua uỷ quyền, Ban Giám đốc BHXH tỉnh đã chỉ đạo sát sao về vấn đề này, để tránh lạm dụng nhận BHXH 1 lần.

Sẻ chia yêu thương đến lớp học tình thương cô Ba Thủy

Báo Cà Mau số 823, thứ Hai, ngày 8/4/2024, trong chuyên mục Chuyện đẹp giữa đời thường có bài “Miệt mài gieo chữ tình thương” về lớp học tình thương do cô Ba Thủy (Lê Thị Bích Thủy), 67 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước tạo lập và đứng lớp đến nay gần 11 năm. Bài viết đã nhận được sự quan tâm và hiệu ứng tích cực từ phía độc giả.

Cần giải pháp lâu dài đảm bảo cấp nước người dân

Thời tiết đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn vẫn đang kéo dài khắp nơi, người dân một số khu vực “điểm nóng” vẫn đang “khát nước”. Dù thời gian qua các cấp, chính quyền địa phương, mạnh thường quân đã tích cực hỗ trợ, mang nước ngọt đến hàng ngàn hộ dân, song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cần hơn thế một giải pháp lâu dài để ứng phó hạn mặn, đảm bảo cung cấp nước ngọt cho dân trên địa bàn.