ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:00:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quan tâm trợ giúp pháp lý cho trẻ em

Báo Cà Mau (CMO) Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội nên cần được sống trong môi trường an toàn, được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, quyền của trẻ em được thể chế hoá trong Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật, cũng như thực tiễn trong đời sống qua công tác trợ giúp pháp lý (TGPL).

Những năm qua, công tác TGPL cho trẻ em luôn được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cà Mau đẩy mạnh truyền thông, tư vấn pháp luật, đồng thời chủ động nắm bắt các vụ việc được phản ánh trên các phương tiện thông tin, giới thiệu của các cơ quan tố tụng... Từ đó, phân công trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) tiếp cận thực hiện TGPL kịp thời để bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã thụ lý trên 125 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 57 vụ, còn lại là tư vấn pháp luật.

Trẻ em cần được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. (Trong ảnh: Các em thiếu nhi biểu diễn văn nghệ hoạt động hè năm 2022, tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau).

Ðiển hình như vụ việc của em N.K.T (sinh năm 2012, tạm trú thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) bị cô ruột hành hạ, đánh chửi thời gian dài. Ðến đầu tháng 3/2022, người dân sống gần nhà mới phát hiện, quay clip rồi phát tán lên mạng xã hội và cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Sau đó, T được TGVPL tiếp cận để tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, cũng như nêu ra các cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của T tại phiên toà. Theo đó, cô của T đã bị Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời xử phạt 1 năm tù về tội “Hành hạ người khác”. Ðồng thời, T được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh phối hợp với các ngành chức năng đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.

Bà Mã Thị Ngọc Nhiều, Phó trưởng phòng Nuôi dưỡng trẻ - Giáo dục định hướng thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, cho biết: "Nhìn chung, những em thuộc trường hợp bị bạo hành, xâm hại… những ngày đầu vào trung tâm thường có biểu hiện cách biệt với mọi người, và em T cũng không ngoại lệ. Hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 50 trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn. Ðể thuận lợi cho việc quản lý, giáo dục các trẻ, trung tâm phân các cháu thành 2 nhóm, gồm nhóm trẻ sơ sinh khuyết tật (trẻ sơ sinh, khuyết tật các độ tuổi khác nhau), và nhóm lớn là các cháu ở độ tuổi từ tiểu học đến học nghề, cao đẳng… Ðây là nhóm tuổi được đưa vào trung tâm thường có những hoàn cảnh đặc biệt nên thời gian đầu các cháu hơi có sự phân vân, lo lắng nhưng nhanh chóng hoà nhập mái nhà chung và rất ngoan hiền".

Hoạt động TGPL cho trẻ em đôi khi cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trẻ bị xâm hại tình dục thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả thể xác lẫn tinh thần, dẫn tới mặc cảm. Trong khi người thân của trẻ chưa thật sự quan tâm, thiếu hiểu biết về pháp luật và quyền được TGPL hoặc còn e ngại khi tiếp cận với cơ quan pháp luật. Thế nên, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TGPL bằng nhiều hình thức, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh còn tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan (cơ quan tố tụng, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội…) để phát hiện, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em.

Như trường hợp của em P.T.V (sinh năm 2006, ngụ xã Phú Tân, huyện Phú Tân). Do thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, tháng 3/2021, V bị Kiều Thanh T (sinh năm 2003, ngụ xã Phú Thuận, huyện Phú Tân) gạ tình qua mạng Facebook, sau đó cả hai hẹn hò gặp nhau và quan hệ tình dục nhiều lần ở nhiều địa điểm khác nhau. Ðến tháng 4/2022, T và V hẹn nhau tại nhà chị ruột của T ở xã Phú Thuận thì bị người dân phát hiện, trình báo công an địa phương. Qua giới thiệu của Cơ quan điều tra Công an huyện Phú Tân, gia đình V đã tìm đến Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh nhờ giúp đỡ. Hiện vụ việc đang được TGVPL phụ trách địa bàn tích cực tham gia quá trình tố tụng, đồng thời sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho V tại toà án.

Nhìn chung, đã qua các vụ việc TGPL cho trẻ em phần lớn đều được thực hiện đạt chất lượng theo quy định của pháp luật. Không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ để tư vấn, bảo vệ cho nạn nhân trong các vụ việc tham gia tố tụng mà người thực hiện TGPL còn cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan cho người được TGPL khi cần thiết. Mặt khác, nhiều luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của người thực hiện TGPL đã được ghi nhận tại các phiên toà và có không ít vụ án, mức phạt toà tuyên thấp hơn so với mức phạt khi khởi tố hoặc chuyển khung hình phạt. Từ đó, nâng cao vai trò hoạt động của TGPL, tạo được lòng tin trong Nhân dân về chính sách TGPL của Nhà nước.

Theo ông Ngô Ðức Bính, Phó giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cà Mau, công tác TGPL cho đối tượng TGPL trẻ em, nhất là trẻ bị hại trong các vụ án bị xâm hại, bạo lực gia đình… luôn được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh quan tâm giúp đỡ, phân công các TGVPL, luật sư tham gia TGPL có chuyên sâu kiến thức chuyên môn về pháp luật hình sự, am hiểu pháp luật liên quan đến luật dân sự, bồi thường, có nhiều kinh nghiệm thực tế, thấu hiểu tâm lý trẻ em… để thực hiện việc TGPL. Qua đó, tư vấn, hướng dẫn cho người được TGPL cũng như người thân thực hiện quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thời gian tới, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng lựa chọn đối tượng, chuyên đề phù hợp để tổ chức nhằm giúp cho mọi đối tượng hiểu được vai trò, ý nghĩa của hoạt động TGPL. Ðồng thời, quan tâm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho TGVPL, cũng như giáo dục tư tưởng chính trị TGPL, đó là tuy miễn phí nhưng người thực hiện TGPL phải làm việc với tinh thần tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực./.

 

Mỹ Pha - Hoàng Vũ

 

Liên kết hữu ích
thanh lý nhà liên hoàn giá rẻtạo biệt danh bietdanhhay.com

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

UBND tỉnh lập tổ kiểm tra dịch vụ câu cá tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Trước thông tin báo chí phản ánh về vấn đề thu, quản lý sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động dịch vụ câu cá giai đoạn 2023-2024 tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 thành lập Tổ kiểm tra về vấn đề báo chí nêu. Theo đó, buổi công bố Quyết định kiểm tra được diễn ra vào chiều 11/4, tham dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các thành viên của Tổ kiểm tra.

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.