ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 11:12:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quảng bá hình ảnh quê hương

Báo Cà Mau Sinh ra và lớn lên ở TP Hải Dương, năm 1996, anh Nguyễn Hiệp (Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1979, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) vào Nam lập nghiệp. Ngoài công việc chính là kinh doanh hàng ăn tại Phường 1 - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, những lúc rảnh rỗi anh tìm đến nhiếp ảnh như cách để xả stress.

Tác giả Nguyễn Hiệp.

Tác giả Nguyễn Hiệp.

Năm 2017, anh được tặng chiếc máy ảnh, từ đây khơi dậy đam mê nhiếp ảnh. Bước đầu cũng khá khó khăn với một người tay ngang, không qua trường lớp đào tạo nào như anh, tuy nhiên, sau thời gian nỗ lực học hỏi từ mạng Internet và bạn bè, anh có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó càng yêu thích và hồ hởi tìm tòi sáng tác, nghiên cứu đề tài mới, cách xử lý hậu kỳ...

Năm 2019, anh tham gia Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Bảo Lộc, thêm động lực và điều kiện theo đuổi đam mê. Năm 2024, anh được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

Nguyễn Hiệp chia sẻ: “Nhiếp ảnh mang đến cho tôi rất nhiều thứ, nhờ có nhiếp ảnh, tôi kết nối được với nhiều bạn bè, anh chị em khắp mọi miền đất nước. Tại cửa hàng kinh doanh, tôi treo một số tác phẩm, vừa để trang trí, vừa để ghi dấu ấn kỷ niệm đáng nhớ trong chặng đường sáng tác. May mắn, tác phẩm của tôi được nhiều người biết đến, ưng ý, đặt in khổ lớn để treo phòng khách nhà riêng, khách sạn... qua đó tạo thêm thu nhập”.

Anh dự định tới đây sẽ mở phòng trưng bày cá nhân nhằm quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương Lâm Ðồng. Số tiền bán ảnh, anh sẽ trích một nửa dùng làm việc thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ. Mong muốn này của anh xuất phát từ chuyến trải nghiệm một mình một xe khắp các bản dân tộc vùng cao Sa Pa, chuyến đi kéo dài chỉ một tuần nhưng đọng lại trong anh nhiều cảm xúc. Anh tự nhủ sẽ sớm quay lại, để góp chút gì đó giúp các em có cuộc sống tốt hơn.

Ngoài yêu thích chụp cảnh sắc quê hương Lâm Ðồng, anh cũng có nhiều chuyến đi đến các vùng miền đất nước. Trên hành trình sáng tác ấy, để lại cảm xúc khó quên trong anh là những khoảnh khắc đời thường, tình cờ bắt gặp, như: Tác phẩm “Xiếc đời”, chụp một phụ nữ trên đường mưu sinh ở đảo Phú Quốc, đạp xe chở nồi xôi phía sau và đội trên đầu 3 nồi chè; hay bức ảnh 2 chị em gái lấm lem địu nhau, với ánh mắt trong veo ở Sa Pa...

Cơn mưa chiều B’Lao.

Một sớm trên nương chè.

Phơi kén tằm.

Làng mới Tân Hà.

Mùa xuân trên nương chè.

Mùa hoa kèn hồng Bảo Lộc.


Năm 2023, Nguyễn Hiệp tham gia thi ảnh, gặt hái được một số thành tích: “Thu hoạch trà” - giải Khuyến khích Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật “Lâm Ðồng đổi mới và phát triển bền vững” năm 2023; “Mùa xuân trên nương chè”, “Bức hoạ đồng quê” - triển lãm tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền Ðông Nam Bộ năm 2024; “Dưới tán hoa kèn hồng” - giải Cộng đồng cuộc thi VietNam’s Skyview năm 2025; “Mùa cây chò nước trổ hoa” - triển lãm VN25; “Sứ vụ mục tử” - giải Nhất và “Vững niềm tin” - giải Ba cuộc thi ảnh Sống tin mừng; “Lớp học vùng cao” - giải Ba và “Toàn cảnh thuỷ điện Krông Nô” - giải Khuyến khích cuộc thi ảnh Ðam Rông tuổi 20; “Diễn tập - đối kháng”- giải Ba và “Phơi kén tằm” - giải Khuyến khích Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Lâm Hà - Hồ gia trang”... Ngoài ra, anh còn gửi ảnh cộng tác với báo Tuổi Trẻ, báo Lâm Ðồng...

Vĩnh Xuân giới thiệu

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.