ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 12:43:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Báo Cà Mau Sáng 01/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp 

Tiếp thu, rà soát kỹ nội dung dự thảo Luật với các quy định của pháp luật hiện hành

Báo cáo nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, các vị ĐBQH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật PCCC và CNCH, có 124 lượt ý kiến phát biểu (trong đó 107 lượt ý kiến tại tổ và 17 lượt ý kiến tại Hội trường). Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

So với dự thảo Luật do Chính phủ trình, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý có 59 điều (giảm 06 điều do chỉnh lý, ghép các nội dung quy định có tính tương đồng và lược bỏ 01 điều về xã hội hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC). Nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận, thống nhất giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo.

Về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, rà soát kỹ nội dung dự thảo Luật với các quy định của pháp luật hiện hành; nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Luật bảo đảm bao quát, tương thích giữa phạm vi điều chỉnh với nội dung trong dự thảo Luật.

Đối với hoạt động CNCH giao cho lực lượng quân đội đảm nhiệm đã được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng, chống thiên tai...; hoạt động CNCH do Luật này điều chỉnh chỉ bao gồm các tình huống như cháy và các tai nạn, sự cố diễn ra thường ngày chưa đến mức áp dụng cấp độ phòng thủ dân sự, cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật có liên quan và giao cho lực lượng PCCC và CNCH chủ trì phối hợp với các lực lượng khác có liên quan thực hiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Về trách nhiệm PCCC và CNCH, dự thảo luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH, bao gồm: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; chủ phương tiện giao thông; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình, sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông; chủ hộ gia đình, cá nhân và các trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở và thể hiện cụ thể tại các khoản tương ứng của Điều 7 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Về phòng cháy, dự thảo Luật đã tách Điều 17 về Phòng cháy đối với nhà ở thành 02 điều gồm 01 điều về Phòng cháy đối với nhà ở (Điều 19) và 01 điều về Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (Điều 20); đồng thời phân loại, bổ sung quy định đầy đủ, phù hợp hơn đối với hai loại hình này; bổ sung đầy đủ các quy định về phòng cháy đối với cơ sở và thể hiện cụ thể tại Điều 22 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý. Tiếp thu, chỉnh lý bao quát các quy định về bảo đảm an toàn PCCC trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, cho sản xuất để bảo đảm tính khả thi, không chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời bổ sung đầy đủ các quy định về phòng cháy đối với cơ sở và thể hiện cụ thể tại Điều 22 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý. Tại khoản 5 Điều 54 đã giao các Bộ chức năng ban hành, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trong đó có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC đối với từng loại cơ sở như nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất…

Các đại biểu dự phiên họp.

Về quy định kinh doanh dịch vụ PCCC, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với các ý kiến trên là cần phải thực hiện chủ trương của Đảng về việc “đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy”, tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho cơ sở, doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, thiết kế, thi công, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động PCCC và CNCH. Do vậy, để tiếp thu ý kiến ĐBQH và tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ quy định kinh doanh dịch vụ PCCC là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Luật này, đồng thời đề nghị sửa đổi Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 nhằm bỏ quy định này tại mục số 11 Phụ lục IV của Luật Đầu tư.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý và bổ sung các quy định về nguồn tài chính và bảo đảm điều kiện cho hoạt động PCCC và CNCH. Theo đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về chế độ cho người được huy động, tham gia chữa cháy, CNCH tại Điều 46, trong đó đã bao gồm chế độ, chính sách cho cá nhân tham gia hoạt động tình nguyện PCCC, CNCH; còn về chế độ, chính sách của người vừa là thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự vừa là thành viên Đội dân phòng đã được quy định tại pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nên không nhất thiết phải quy định lại trong dự thảo Luật này. Chỉnh lý quy định chi cho các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC, CNCH tại Điều 50 dự thảo Luật và bổ sung chế độ, chính sách cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trực tiếp thực hiện các hoạt động chữa cháy, CNCH tại khoản 2 Điều 47 dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Về quy định chuyển tiếp, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo thiết kế lại điều khoản chuyển tiếp, tách riêng một điều quy định về xử lý đối với các cơ sở, công trình không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (Điều 56), một điều về điều khoản chuyển tiếp (Điều 59).

 

Theo quochoi.vn

 

Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai lần thứ IV sẽ được trao vào dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhằm có những bước chuẩn bị chu đáo trong công tác tổ chức cũng như bình chọn Giải thưởng báo chí Nguyễn Mai lần thứ IV (2020-2025), ngày 4/11, Ban tổ chức Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau, tổ chức họp bàn kế hoạch thực hiện.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (4/11) ấp Ông Tự, xã Lợi An tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đây là điểm chỉ đạo tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện Trần Văn Thời.

Sôi động Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024) và 64 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960-20/12/2024), sáng 3/11, tại Ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh long trọng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Sáng 01/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Sáng 1/11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Nhanh chóng hoàn thiện hạng mục dự án Cụm tượng đài tập kết ra Bắc

Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi trong buổi kiểm tra tiến độ hoàn thiện Dự án đầu tư xây dựng Cụm tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 và hệ thống đường giao thông tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, chiều 1/11.

Phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Để trao đổi, thảo luận và có thêm cách tiếp cận đa chiều cũng như nhiều giải pháp cho định hình, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiều 1/11/2024, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp với Học viện Chính trị khu vực 4 tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác dân tộc vùng Tây Nam Bộ”.

Chậm giải quyết yêu cầu của công dân, Chủ tịch UBND huyện cần rút kinh nghiệm

Đó là đề nghị của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024, thừa uỷ quyền Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức vào chiều ngày 1/11.

Xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển là kỳ vọng của người dân Cà Mau

So với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, Cà Mau là địa phương chưa có quảng trường trung tâm tại đô thị trung tâm của tỉnh. Theo đó, nhiều hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, đặc biệt là tạo cảnh quan đô thị… đã qua chưa được đáp ứng nhu cầu. Ngay vị trí thực hiện dự án xây dựng quảng trường là vùng đất thấp, trũng, thường xuyên bị ngập do mưa hay triều cường, ảnh hưởng đến môi trường, giao thông… Vậy việc xây dựng mới quảng trường trung tâm là nhu cầu cấp thiết và sự hình thành Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển mang lại nhiều niềm vui, đồng tình và sự kỳ vọng rất lớn của người dân Cà Mau.