ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 10:07:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Báo Cà Mau Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 10/2015/NÐ-CP ngày 28/1/2015 của Chính phủ (Nghị định số 10/2015/NÐ-CP).

Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 10/2015/NÐ-CP ngày 28/1/2015 của Chính phủ (Nghị định số 10/2015/NÐ-CP).

 Nghị định số 10/2015/NÐ-CP quy định về việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi; thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thông tin, báo cáo.

Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Việt Nam.

Ảnh mang tính chất minh hoạ.

Về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hoá để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

5. Tiêu chuẩn sức khoẻ của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm:

- Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khoẻ để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khoẻ để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con”.

Trong trường hợp trẻ em được sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì trình tự thủ tục thực hiện ra sao? Cơ quan Trung ương hoặc địa phương nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh cho trẻ và Giấy chứng sinh trong trường hợp này có giá trị pháp lý như thế nào?

Bộ Y tế vừa ký ban hành Quyết định số 3297/QÐ-BYT ngày 1/7/2016 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được quy định tại Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 sửa đổi, bổ sung Ðiều 2, Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh. Ban hành kèm theo Quyết định thủ tục “Cấp giấy chứng sinh cho trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ”. Áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh Trung ương và địa phương đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi và mang thai hộ.

Theo đó, Bộ Y tế đã công bố, công khai những quy định để cha mẹ đẻ của trẻ (bên nhờ mang thai hộ) hoặc bên mang thai hộ và cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra được thực hiện:

- Bên cha mẹ đẻ (nhờ mang thai hộ) hoặc bên mang thai hộ phải chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ gồm: Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 và Bản thoả thuận (bản sao có chứng thực hoặc bản phô-tô kèm bản chính để đối chiếu) về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. Nộp trực tiếp tại cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra và không đóng phí, lệ phí để thực hiện thủ tục hành chính này. Ðồng thời có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin giấy chứng sinh đã được cơ sở y tế cấp trước khi ký đưa trẻ sơ sinh về nhà.

- Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra không được tự ý đặt thêm bất cứ yêu cầu, điều kiện nào khác ngoài 2 thành phần hồ sơ đã được bên cha mẹ đẻ (nhờ mang thai hộ) hoặc bên mang thai hộ cung cấp và không thu phí, lệ phí. Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở y tế có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế giao lại cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ.

Giấy chứng sinh được làm thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, 1 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 1 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ theo đúng quy định về hộ tịch.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính gồm: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 10/2015/NÐ-CP ngày 28/1/2015, Nghị định số 6/2012/NÐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ; Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế./.

Mai Văn Ðời

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).