Vừa qua, Hội đồng phản biện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật báo cáo phản biện lần 3 về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
(CMO-ÐD) Vừa qua, Hội đồng phản biện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật báo cáo phản biện lần 3 về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 163/QÐ-TTg ngày 11/12/2008, UBND tỉnh đã công bố quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy định. Theo đó, các chương trình phát triển, các dự án ưu tiên trong quy hoạch đã và đang được triển khai thực hiện, đầu tư làm tăng đáng kể năng lực nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, qua 7 năm triển khai thực hiện quy hoạch đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, hạn chế; sản xuất ở một số địa bàn phát triển tự phát ngoài quy hoạch... Hội đồng phản biện cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế từ 9,8-10% cho giai đoạn 2016-2020 là rất cao, nếu như không có các dự án động lực có tính quyết định thì rất khó thực hiện đạt.
Về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và năm 2030, Hội đồng yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa lại những số liệu không khớp giữa phương án chọn và chỉ tiêu phát triển đến năm 2020.
Ðối với định hướng đến năm 2030, Hội đồng phản biện cho rằng, cần nghiên cứu tách thành mục riêng, trong đó bao gồm định hướng tầm nhìn, các mục tiêu chủ yếu và định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Ðối với lựa chọn các khâu đột phá, nên nghiên cứu làm rõ việc hình thành vùng tăng trưởng trọng điểm phát triển của tỉnh như: cụm Sông Ðốc, khu Năm Căn - Ðất Mũi - Hòn Khoai, Cụm Công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm. Hội đồng phản biện đưa ra giải pháp về các nguồn vốn cần điều chỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, kế hoạch đưa ra khoảng 56.000-57.000 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch; giai đoạn 2016-2020, con số này nâng lên khoảng 118.000-120.000 tỷ đồng càng không thể đáp ứng được. Trong khi đó, thu ngân sách tỉnh năm 2014 thực hiện 3.300 tỷ đồng, năm 2015 Trung ương giao huy động 3.600 tỷ đồng nhưng đối với quy hoạch dự kiến của năm 2015 là 6.000-6.200 tỷ đồng. Ðiều đó cho thấy, việc huy động ngân sách và thực hiện vốn quy hoạch còn chênh lệch, không khả thi.
Hội đồng phản biện kiến nghị về tiến độ nghiên cứu, lập báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bị chậm hơn tiến độ yêu cầu khá nhiều, trong khi thời gian báo cáo trình Chính phủ là đầu tháng 6/2015. Vì vậy, đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ các ý kiến của Hội đồng phản biện, giải trình làm rõ những vấn đề, nội dung Hội đồng phản biện đặt ra. Trên cơ sở đó, khẩn trương chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo đầy đủ, súc tích, chất lượng hơn. Cần bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ theo quy định để tổ chức báo cáo thông qua UBND tỉnh, báo cáo Bộ Kế hsoạch và Ðầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.