ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 12:34:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rạch Chèo Đi lên từ sự đồng thuận

Báo Cà Mau (CMO) Từ cổng chào huyện Phú Tân về xã Rạch Chèo là con đường trải nhựa chạy dài thẳng tắp, nếu trước đây phải mất hàng giờ đồng hồ để đến được UBND xã thì nay chỉ mất vài chục phút. Từ một xã khó khăn của huyện Phú Tân, Rạch Chèo hôm nay có nhiều đổi thay.

Ông Đào Văn Tính, Bí thư Đảng uỷ xã Rạch Chèo, cho biết: “Đến thời điểm này, địa phương cơ bản đạt 18/19 tiêu chí nông thôn mới, còn lại tiêu chí trường học chưa đạt. Tuy nhiên, cái quý nhất không phải ở số lượng tiêu chí đạt được mà chính là tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của người dân”.

Từ câu chuyện "cái bờ kè"

Chợ Rạch Chèo đã hình thành từ rất lâu, đây có thể nói là chợ trung tâm, đầu mối của người dân 3 xã: Đất Mới, Lâm Hải (huyện Năm Căn) và Rạch Chèo. Dù thu hút khá đông lưu lượng người mua bán, tuy nhiên, do là chợ tự phát, người dân cất nhà san sát cặp mé sông thuộc vách sông Bảy Háp, lưu lượng dòng chảy mạnh, thường xuyên xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ đe doạ tính mạng người dân. Ngoài ra, chợ bố trí như bàn cờ, không có lối dẫn vào chợ nên việc buôn bán gặp nhiều khó khăn.

Bờ kè chợ Rạch Chèo được xây dựng với kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Xuất phát từ thực trạng đó, chính quyền địa phương vận động bà con giải toả một số khu vực để làm bờ kè, nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía người dân. Nhưng qua sự vận động tích cực, bà con thấu hiểu được quyền lợi và đã đồng thuận đóng góp xây dựng. Đến nay, bờ kè đã được xây dựng với con lộ trên kè rộng 3 m, chiều dài 400 m, tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Văn Nhân, ấp Rạch Chèo, phấn khởi khoe: “Trước đây khi chưa có bờ kè, phải đi xuồng hay đi lòng vòng trong chợ. Giờ đường sạch, đẹp, cảnh quan thoáng, đi lại dễ dàng, ai nấy đều phấn khởi”.

Với thiết kế vừa là lộ lưu thông, vừa là kè chống sạt lở đã giúp 58 hộ được trực tiếp hưởng lợi trên mặt tiền, khoảng 50 hộ khác đấu nối cũng được hưởng lợi chung.

Chị Kiều Ngọc Cúc, chủ hộ kinh doanh điện máy ngay bờ kè, cười tươi: “Tôi buôn bán gần 12 năm rồi. Trước đây đường đi lại khó khăn, hàng hoá tiêu thụ hạn chế. Nay có bờ kè này rồi, người dân đi lại thuận tiện nên bán được nhiều hơn. Bờ kè chắc chắn, an toàn. Gia đình tôi đã đóng góp trên 38 triệu đồng xây dựng”.

Tuyến đường bờ kè chợ Rạch Chèo đang trong giai đoạn hoàn thành những công đoạn cuối nhưng hiệu quả bước đầu ai cũng thấy rõ. Từ đó, sự đồng thuận trong dân và chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ hơn. Qua đó cho thấy, hiệu quả công tác vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Đến những phần việc thiết thực

Từ những tuyến lộ trống không người ở, đến những hàng rào cây xanh không người trồng, UBND xã đã chủ trương thành lập các tổ xung kích tình nguyện, thành viên chính là cán bộ các ngành, đoàn thể, tổ dân quân tự quản.

Anh Trần Đức Nhã, Phó Bí thư Xã đoàn Rạch Chèo, thành viên tổ xung kích, chia sẻ: “Thành lập hơn 7 tháng nay, mỗi tổ 9 người, có nhiệm vụ vận động bà con thực hiện 13 nội dung hộ gia đình. Tuy nhiên, đến khu vực nào không người ở hay người già neo đơn, gia đình khó khăn thì tổ làm thay như: giúp sửa nhà, sửa lộ, trồng hàng rào cây xanh...".

Mới đây, tuyến Dừa Ba Mộng, thuộc ấp Tân Nghĩa, với chiều dài 30 m lở sâu, đây là “tuyến khống” không người ở, đây cũng là trục chính của 2 ấp: Bào Thùng và Tân Nghĩa, tổ đã đồng lòng đốn cây, xịa mành, cho xáng múc, trồng mắm đảm bảo thông thoáng cho bà con đi lại.

"1 tuần có khi đi hết 5 ngày nếu cơ quan không có việc. Thế nhưng, mọi người làm rất nhiệt tình, không câu nệ”, anh Nhã tâm tình.

Nhờ vậy, Rạch Chèo giờ đi đến đâu, đường thông thoáng, ngõ xóm sạch, đẹp đến đó. Toàn xã có 21 tuyến lộ bê-tông, tổng chiều dài hơn 71 km. Hiện tại, xã Rạch Chèo đang xây dựng 3,2 km lộ bê-tông ngang 3 m đấu nối từ trung tâm xã đến ấp Tân Thành Mới. Như vậy, khi tuyến này hoàn thành, xã Rạch Chèo có 100% tuyến đường giao thông chiều ngang 3 m về đến ấp. 

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, xã Rạch Chèo tự tin thực hiện những công đoạn cuối cùng để về đích xã nông thôn mới vào cuối năm 2017./.

Hồng Nhung 
 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).