ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 11:57:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc mới làng quê

Báo Cà Mau Việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, đảm bảo tiêu chí quy định, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Từ đó, bộ mặt nông thôn thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, theo từng giai đoạn phát triển, tỉnh Cà Mau đều ban hành quyết định nâng chất các tiêu chí NTM, bổ sung nhiều tiêu chí thành phần và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, không chạy theo thành tích.

Phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan toả, thu hút sự quan tâm, động viên, cổ vũ của toàn xã hội tham gia xây dựng NTM. Ðến nay tỉnh có 58/82 xã đạt chuẩn NTM, đạt 70,7%; 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; tổng số tiêu chí đạt được là 1.142 tiêu chí, bình quân 13,9 tiêu chí/xã (tăng 93 tiêu chí, bình quân tăng 1,1 tiêu chí/xã so với cuối năm 2022).

Cà Mau gắn xây dựng NTM với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hoá hiệu quả, bền vững. Toàn tỉnh hiện có 194 hợp tác xã, 790 tổ hợp tác đang hoạt động và 28 trang trại, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả rà soát năm 2023, toàn tỉnh còn 4.792 hộ nghèo, chiếm 1,56% (giảm 2.615 hộ); hộ cận nghèo còn 4.887 hộ, chiếm 1,59% (giảm 823 hộ).

Sắc mới làng quê đang hiện hữu qua những ngôi nhà khang trang, cầu, đường vững chắc, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tình người gắn kết... Nông thôn Cà Mau từng bước trở thành những “miền quê đáng sống”.

Trong xây dựng NTM, Cà Mau ưu tiên các nguồn lực để tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong phát triển giáo dục. (Trong ảnh: Trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ A (huyện Thới Bình) xây dựng hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn quốc gia).

 

Xã Tắc Vân, TP Cà Mau, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiên Việt Cà Mau khai giảng lớp may dân dụng. Công ty sẽ đứng ra liên kết để các học viên tham gia may gia công, có thu nhập.

 

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại hiệu quả tích cực, các sản phẩm lợi thế của tỉnh được nâng tầm, mang lại giá trị và tăng thu nhập cho người dân. (Trong ảnh: Sản phẩm bánh phồng tôm của Công ty TNHH sản xuất thương mại, dịch vụ Kiên Cường (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) vừa được nâng hạng 4 sao).

 

Nông dân Cà Mau cần cù, sáng tạo, áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập cao. Ảnh: Mô hình nuôi lươn sinh sản, tạo ra nguồn con giống chất lượng của gia đình ông Trần Công Lý ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

 

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, gia đình ông Nguyễn Hùng Vĩnh trồng hiệu quả 500 cây ổi trên vùng đất mặn xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi.

 

Người dân phát huy vai trò chủ thể, góp sức xây dựng NTM. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Tùng (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) hơn 7 năm trồng hàng rào bằng cây bùm sụm, uốn tỉa thành hình các linh vật độc đáo).

 

Mộng Thường thực hiện

 

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.

Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ý nghĩa, vui tươi

Thời gian qua, buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở các trường học tại Cà Mau có nhiều đổi mới, với nội dung sinh động, vui tươi, ý nghĩa, thiết thực và không còn mang nặng tính khuôn mẫu khô khan như trước đây.

“Bác Hồ với thiếu nhi”

Đó là chủ đề cuộc thi vẽ tranh nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) vừa được Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP Cà Mau tổ chức tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phường 1, TP Cà Mau.

Dọc dài Cà Mau

Trên 120 km là dọc dài địa phận hành chính tỉnh Cà Mau tính từ trung tâm tỉnh lỵ (TP Cà Mau) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển).