ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 21:33:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc Thần ở đình Tân Thành

Báo Cà Mau (CMO) Nằm bên bờ sông Cái Nhúc hiền hoà, giữa sự phát triển nhanh và nhộn nhịp khi nơi đây được xác lập là phường của TP Cà Mau, đình thần Tân Thành vẫn khá yên tĩnh, cổ kính, lưu giữ nét xưa đình làng. Mỗi dịp vào lễ hội, khách thập phương tề tựu về cúng bái, thành kính tưởng nhớ công đức các bậc tiền hiền đã có công khai phá, phù hộ cho mưa thuận gió hoà, người người ấm no, bình an, hạnh phúc…

Ngày 16/2 là ngày cúng chính của đình. Trong tiếng nhạc lễ, Ban Quản trị đình cúng trước, đến khách mời cùng bà con trong và ngoài làng. Phẩm vật cúng ngoài các món xôi, trái cây… phải có con heo trắng trong tư thế nằm phục.

Trong 2 ngày 27 và 28/3 (nhằm 15 và 16/2 AL), đình Tân Thành tiến hành lễ cúng Kỳ Yên. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, cầu cho quốc thái dân an, phúc lộc, an bình thịnh vượng.

Bà con xa gần về đây thành kính thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với thần linh bằng những phẩm vật, nghi thức truyền thống. Cúng đình cũng là điều kiện gắn kết cộng đồng; bà con trong xóm, ấp có dịp gần gũi nhau hơn qua sinh hoạt lễ hội.

Theo sử sách ghi lại, vào đầu thế kỷ 19, nơi này được gọi là Long Thủy Tổng, do có con sông Cái Nhúc chạy dài suốt làng như một con rồng. Theo con nước, người dân quy tụ về đây sinh sống, họ gọi nơi này là làng Tân Quy (thuộc huyện Long Xuyên).

Đến thế kỷ 20, Nhân dân khắp nơi, phần lớn là những dòng tộc họ Nguyễn, họ Trần từ miền Trung về đây lập nghiệp, khai phá rừng hoang và sau đó hình thành các cộng đồng dân cư, lập làng, lập xóm, hình thành nên tên đất, tên làng: xóm Cây Muồng, xóm Bánh Luôn, xóm Ong Mỏ, sông Cái Nhúc… Cái tên Tân Thành cũng hình thành từ đó với ý nghĩa “Làng mới thành lập”.

Để tồn tại, cư dân phải vượt qua những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, thú dữ… người dân trong làng lập nên đình thờ thần để gửi gắm niềm tin.

Tương truyền, vào đầu thế kỷ 19, dưới triều Nguyễn, ngôi đình được ông Nguyễn Văn Vinh dựng nên với nền đất, cây lá tạm bợ, thờ các vị thần linh. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, đình thần Tân Thành mới có được như ngày nay.

Sử sách ghi lại, vào tháng 10/1822 (Minh Mạng nhị niên), làng Tân Quy (Tân Thành ngày nay) được vua Minh Mạng ban tặng cây thước đo đạc với ý nghĩa tượng trưng cho sự đo đạc phân chia ruộng đất công bằng, khuyến khích phát triển nghề nông.

Cây thước đo đạc, hay còn được gọi là thước lỗ ban, do vua Minh Mạng ban tặng tháng 10/1822, với chất liệu bằng gỗ, có chiều dài 0,5m, nhằm phục vụ cho việc đo đạc, quản lý điền thổ và phát triển nghề nông.

Vào ngày 29/11/1852 (năm Tự Đức thứ 5, nhằm ngày 8/1/1853), vua Tự Đức đã ban chiếu chỉ sắc phong thần làng “Thành Hoàng Bổn Cảnh” cho làng Tân Quy, vị thần cai quản làng, với nội dung được dịch ra là: Thần Thành hoàng bổn cảnh, vốn đã được tặng là thần Quảng hậu Chính trực Hựu thiện, giúp nước cứu dân, từng nhiều lần thể hiện linh ứng. Ta nay vâng theo mệnh sáng của trời, nghĩ tới các đức tốt của thần, tặng thêm là thần Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Đôn ngưng, vẫn chuẩn cho Tân Quy thôn, Long Xuyên huyện, thờ phụng như cũ. Thần thì phải giúp đỡ bảo vệ cho dân đen của ta. Kính đấy!”.

Giây phút linh thiêng, trang nghiêm khi sắc thần được mở ra. Dù được viết trên giấy gió, nhưng với lòng thành kính, gần 200 năm, có nhiều phai màu, nhưng sắc thần đến nay vẫn được giữ gìn khá tốt.
Sắc thần chỉ được mở ra trong thời gian rất ngắn để người dân chiêm ngưỡng, ngay sau đó được cuộn lại, bọc vải và bỏ vào ống kim loại một cách cẩn thận. Sau khi được bảo quản qua nhiều lớp, sắc thần được lưu giữ vào trong hộp gỗ, trưng trước chánh điện trong những ngày lễ Kỳ Yên.

Trải qua gần 200 năm, đình Tân Thành ngày càng khang trang, uy nghiêm, luôn trở thành nơi gửi gắm tâm linh, niềm tin, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất, cũng như lưu giữ nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Đình thần Tân Thành cổ kính, uy nghiêm bên bờ sông Cái Nhúc, nay thuộc phường Tân Thành, TP Cà Mau. 

Ngày 6/2/2009, đình Tân Thành được UBND tỉnh Cà Mau công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh./.

 

Trần Nguyên

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.