ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 13:31:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sân khấu cải lương thuở ban đầu

Báo Cà Mau (CMO) Lúc nghệ thuật sân khấu cải lượng chưa ra đời, hầu như ở khắp lục tỉnh Nam kỳ người ta chơi “Đờn ca tài tử” trong các cuộc vui ở gia đình như: tiệc mừng, lễ cưới, đám giỗ…, có nghĩa là chưa có hình thức trình diễn trên sân khấu ở rạp hoặc nơi công chúng như ngày nay.

Năm 1910, ở Mỹ Tho, có một ban tài tử nổi tiếng, vang dội những tên tuổi tài năng nên được mời đi trình diễn ở nhiều nơi và đặc biệt là được mời sang Pháp tham dự đấu xảo ca cổ nhạc. Ban tài tử này gồm có: ông Nguyễn Tống Triều (đờn kìm), Chín Quá (đờn độc huyền), Bảy Vô (đờn cò), Hai Nhiểu (đờn tranh), Mười Lý (thổi tiêu) và cô Ba Đắc (ca).

Gánh hát xưa. Ảnh minh hoạ: Văn nghệ Tiền Giang online

Ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) là trưởng ban. Ông Tư Triều có ngón đờn kìm rất mùi nên ông Diệp Văn Cương bảo rằng, khi nghe Tư Triều đờn rồi, ông không còn muốn nghe ai đờn nữa. (Ông Diệp Văn Cường người Gia Định, có tư tài Pháp, dạy học trường Chasseloup Laubat, làm quan ở Bắc Kỳ - Huế, chủ báo Phan Yên ở Sài Gòn. Ông từng là thầy dạy học của vua Đồng Khánh. Sau này con trai ông là Diệp Văn Kỳ sáng lập báo Thần Chung ở Sài Gòn.

Năm 1911, ông Tư Triều đưa ban nhạc của ông lên khách sạn Minh Tân (Mỹ Tho) ca giúp vui và được tán thưởng, nên chủ rạp chiếu bóng casino ở Chợ Cũ, Mỹ Tho mời ông Tư Triều đến phụ diễn trước khi chiếu bóng, mỗi tuần 2 đêm: Thứ Tư và thứ Bảy. Đây là bước đầu tiên đờn ca tài tử được đưa lên sân khấu một cách chính thức.

Sân khấu lúc đó còn rất đơn sơ. Dùng tấm màn bạc chiếu bóng làm bình phong, phía trước lót bộ ván gõ và cái bàn độc chân cheo. Hai bên sân khấu được bày cây kiểng. Toàn ban đờn ca ngồi trên bộ ván, y phục áo dài khăn đóng như đi dự lễ.

Hồi đó cô Ba Đắc ca bản Tứ đại oán lớp sự tích Bùi Kiệm thi rớt, theo lối kể truyện: “Kiệm từ khi thi rớt trở về, Bùi ông mắng nhiếc nhún trề. “Cũng tại mầy ham bề vui chơi”, Kiệm thưa: “Tài bất thắng trời, con dễ nào không lo bề công danh, tuổi con còn xuân xanh, công ơn mẹ cha, con chưa đáp đền đó cha ơi”. Bùi ông nghe tiếng nỉ non vuốt ve Kiệm, “Thôi con ở lại nhà, đặng hôm sớm với cha…”.

Đến khoảng năm 1917, ông Châu Văn Tú (tức thầy Năm Tú) một nhà hào sảng ở Mỹ Tho lập gánh hát. Mướn người vẽ phong cảnh, trang trí sân khấu, phỏng theo sân khấu nhà hát Tây. Mướn Nhà văn Trương Duy Toản soạn tuồng, mua sắm y phục cho đào kép. Ông Năm Tú còn cất một nhà hát riêng ở Chợ Cũ - Mỹ Tho để trình diễn (nay là rạp hát Vĩnh Tường).

Sau này, sân khấu ngày càng được trang trí đẹp hơn, chuyên môn hơn nhờ các ban như Văn Hí Ban (Chợ Lớn), Sĩ Đồng Ban (Long Xuyên), Kỳ Lân Ban (Vĩnh Long), Tân Phước Ban (Sóc Trăng) đầu tư xây dựng. Đến năm 1922 cải lương phát triển rộng đến Sài Gòn, miền Trung và miền Bắc. Đến thập niên 1970, cải lương phát triển đến tột đỉnh. Sân khấu được trang trí hoành tráng, chuyên nghiệp, đẹp và lộng lẫy với màn nhung, phong màn, phong cảnh, cánh gà, đèn màu… như chúng ta thấy hiện nay./.

H.D (sưu tầm và biên soạn)

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.