ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 03:16:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản xuất đa cây, đa con, chống biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau Mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Trần Văn Mức, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, rất hiệu quả.

Hiện nay, nông dân huyện Phú Tân chú trọng phát triển các mô hình sản xuất đa cây, con trên cùng một đơn vị diện tích. Ðây là mô hình mang tính hiệu quả, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, giá cả bấp bênh như hiện nay.

Dựa vào tiềm năng của địa phương, huyện Phú Tân tập trung phát động nông dân tăng gia sản xuất đa cây, con. Trong đó, chú trọng các loại hình sản xuất kết hợp, như: nuôi tôm kết hợp cua, cá, sò huyết... trên bờ trồng cây ăn trái, hoa màu. Ðáng chú ý, là nhiều nông dân còn phát triển nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế trên diện tích nhỏ, như: nuôi cá bống tượng, rắn ri tượng, nuôi ếch, các loại cá nước ngọt.

Ða canh để tăng thu nhập

Ông Trần Văn Mức, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, là một trong những hộ thực hiện có hiệu quả mô hình đa cây, con nước mặn và ngọt ở địa phương thời gian qua. Cùng với nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến, ông Mức cải tạo lại và ngọt hoá diện tích đất vườn để trồng cây ăn trái, rau màu. Ông tận dụng ao nuôi, nuôi cá bống tượng các loại, đáng chú ý là mô hình nuôi rắn ri tượng trong bể xi- măng. Mấy năm qua, mô hình này cho thu hoạch khá, chủ yếu là bán rắn con, bình quân hằng năm hơn 25 triệu đồng.

Mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Trần Văn Mức, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, rất hiệu quả.

Theo ông Trần Văn Mức, người nông dân bây giờ không chỉ con tôm, mà nhất thiết phải có vườn cây ăn trái, rau màu để tiêu dùng, có thể bán. Ngoài vuông thì nuôi tôm, cua, cá, nông dân phải sản xuất đa cây, con để xung quanh đều có nguồn thu, không nên bỏ trống đất đai, bỏ trống thời gian. Trời mát thì ra ruộng ra đồng, trời nắng thì vào vườn làm cỏ, tỉa cây, chăm sóc rau màu, ông nói, mình phải tận dụng đất đai mới có thu nhập được.

Tận dụng tốt diện tích đất đai, thời gian nhàn rỗi là yếu tố cần thiết đối với người nông dân trong điều kiện hiện nay, nhất là điều kiện biến đổi khí hậu, sản xuất ngày càng khó khăn, đòi hỏi người nông dân phải đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá cây, con làm ra. Ðây cũng là điều kiện để có đầu ra ổn định trong điều kiện giá cả nông, thuỷ sản còn bấp bênh như hiện nay. Chính vì thế, nhiều nông dân luôn tìm ra những mô hình, các loại cây con mới, cùng với tính cần cù, chịu khó, nhiều mô hình bước đầu phát huy tốt hiệu quả.

Ông Huỳnh Chí Dũng, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, thực hiện mô hình nuôi trồng đa cây, con. Trong đó, nuôi chồn hương từ một vài con ban đầu đến nay sản sinh gần 50 con, ông cũng nuôi hơn 200 con rắn hổ hèo, với giá chồn hương và rắn như hiện nay, ông có thể xuất chuồng thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Dũng còn trồng cây ăn trái, tạo cảnh quan thoáng mát và tăng thu nhập, chỉ riêng cây ăn trái đã cho thu nhập hằng năm hơn 15 triệu đồng. Ông Dũng còn nuôi ếch, nuôi cá tra và một số loại cá khác để tạo nên nguồn thu nhập tổng hợp cho gia đình.

Thích ứng với điều kiện sản xuất thay đổi

Cùng với đa cây, con, trong điều kiện sản xuất khó khăn, nông dân trong huyện cũng kịp thời chuyển đổi sang những mô hình phù hợp để thích ứng và sản xuất có hiệu quả, nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn, không để đất trống, một số hộ dân đã kịp thời chuyển sang nuôi cua, nuôi cá kèo có hiệu quả.

Anh Phan Trung Nghĩa, ấp Thanh Bình, xã Tân Hải, tận dụng đầm tôm công nghiệp bỏ trống, nuôi mỗi vụ hơn 3.000 con cua, sau 3 tháng, với hình thức chuyển đầm, anh Nghĩa có thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí còn lời gần 40 triệu đồng.

Anh Nghĩa cho rằng, mô hình này thật sự bền vững và hiệu quả tốt nhưng phải chuyển hầm và tận dụng được loại thuỷ sản 2 mảnh, giống như con vòm để làm thức ăn cho cua, cái đáng nói là tận dụng được ao đầm nuôi tôm bỏ trống để có thu nhập trong điều kiện sản xuất khó khăn.

Cùng với nuôi cua, nhiều hộ dân còn tận dụng đầm tôm công nghiệp để nuôi cá kèo mang lại hiệu quả kinh tế khá. Ông Nguyễn Văn Thới, ấp Trống Vàm, xã Phú Thuận, tận dụng đầm tôm công nghiệp bỏ trống để nuôi cá kèo cho hiệu quả kinh tế khá. Ðến nay, ông Thới nuôi được 4 vụ trên diện tích 2 đầm nuôi gần 5.000 m2, vụ đầu tiên ông có lời trên 250 triệu đồng, vụ vừa rồi lời hơn 300 triệu đồng. Ông Thới khẳng định, đây là mô hình bền vững, ít dịch bệnh, thu hoạch cũng gọn nhẹ, ít tốn chi phí hơn nuôi tôm.

Như vậy, không chỉ có con tôm mà đa cây, con mới chính là mô hình sản xuất hiệu quả nhất cho nông dân hiện nay. Theo đó, người dân còn biết chuyển đổi cây, con hợp lý để phát huy tiềm năng, tận dụng tốt diện tích đất đai một cách có hiệu quả. Ðây là yếu tố cơ bản cần có của người nông dân để sản xuất có hiệu quả và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay./.

Bài và ảnh: Quốc Hiệp

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.