ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 09:14:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sang nhượng đất bằng giấy tay, có được công nhận?

Báo Cà Mau Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ðiều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Ðối với người dân thì mất thời gian và tốn chi phí đi kiện tụng. Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) đã góp phần làm tốt công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai. Trong đó, có nhiều vụ điển hình, phức tạp, kéo dài nhiều năm không giải quyết được, người dân tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhờ sự hỗ trợ của trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) thì vụ việc được giải quyết thành công, giúp người yếu thế nhận lại quyền lợi của chính mình.

Theo đơn khởi kiện của ông Ðặng Thanh Tòng, ngụ Ấp 3, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, vào ngày 6/3/2005 (âm lịch), ông Tòng có nhận chuyển nhượng bằng giấy nhượng đất viết tay của ông Nguyễn Văn Triệu phần diện tích đất 405 m2, với giá 8 triệu đồng. Khi nhận đủ số tiền 8 triệu đồng, ông Triệu đã giao phần diện tích đất trên thực tế cho ông Tòng quản lý, sử dụng.

Ông Tòng và vợ soạn lại những giấy tờ có liên quan để bổ sung hồ sơ vụ kiện.Ông Tòng và vợ soạn lại những giấy tờ có liên quan để bổ sung hồ sơ vụ kiện.

Ðến ngày 9/11/2009 (âm lịch), ông Tòng đã viết giấy chuyển nhượng đất nền cho ông Ngô Văn Dũng một phần diện tích đất 198 m2 (ngang 9  m, dài 22 m) với giá 25 triệu đồng. Ông Dũng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất cho ông Tòng.

Do điều kiện kinh tế khó khăn nên ngày 9/4/2015, ông Ngô Văn Dũng viết giấy tay sang nhượng lại một phần đất cho ông Lê Hoàng Ðậu và bà Trịnh Thị Oanh. Theo đó, qua 2 lần, ông Dũng đã chuyển nhượng tổng diện tích 57 m2 với số tiền 8 triệu đồng, trong đó, lần thứ nhất chuyển nhượng diện tích 17 m2 (ngang 1 m, dài 17 m), giáp với đất ông Triệu và lần thứ hai chuyển nhượng diện tích 40 m2 (ngang 8 m, dài 5 m).

Tuy nhiên, hiện nay, cho rằng vị trí giáp ranh đất giữa ông Tòng và ông Triệu ở vị trí khác, nên ông Triệu đã lấn chiếm một phần diện tích đất khoảng 162 m2 (ngang 3 m, dài 54 m). Vì thế, ông Tòng làm đơn yêu cầu và được Ấp 3, UBND xã Tắc Vân tổ chức hoà giải thành với vị trí ranh đất được thống nhất xác định theo các cột mốc mà ông Tòng đã cắm trước đây. Nhưng sau đó, ông Triệu chỉ đồng ý trả lại phần diện tích đất ông Tòng đã chuyển nhượng cho ông Ngô Văn Dũng mà không đồng ý trả lại phần diện tích 96 m2 (ngang 3 m, dài 32 m).

Phần đất của ông Tòng đã được cắm cọc giáp ranh, nhưng vẫn bị ông Triệu di dời.Phần đất của ông Tòng đã được cắm cọc giáp ranh, nhưng vẫn bị ông Triệu di dời.

Là người trực tiếp mua lại đất của ông Tòng, ông Ngô Văn Dũng, Ấp 3, xã Tắc Vân, bức xúc: “Tôi mua phần đất này lâu rồi, cất nhà lên ở không thấy ai kiện tụng gì về vị trí giáp ranh. Ðến khi tôi sang nhượng lại cho người khác thì ông Triệu bắt đầu tranh chấp. Vấn đề này là vô lý, ông Triệu cố tình làm khó chúng tôi”.

Bà Trịnh Thị Oanh, người mua lại phần đất của ông Dũng, cũng bức xúc không kém: “Tôi mua phần đất này để làm hương hoả cho ông bà nhưng cứ tranh chấp suốt, giờ gia đình chúng tôi cũng chưa xây dựng được gì. Tôi rất mong vấn đề này sớm được làm sáng tỏ để người dân yên tâm”.

Hầu hết các giấy tờ sang nhượng của các bên đều làm bằng giấy tay, có chính người dân làm chứng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì người dân vô cùng hoang mang vì không biết giấy tay có hiệu lực pháp luật hay không?

Ông Ðặng Thanh Tòng lo lắng: “Khi chúng tôi sang nhượng đất, về thủ tục chỉ làm bằng giấy tay, có người chứng kiến. Vậy trước pháp luật thì giấy tờ này có được công nhận hay không?”.

 Vì ông Tòng là người có công với cách mạng nên khi ông làm đơn khởi kiện ông Kiệt tới toà án thì được TGVPL (thuộc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh) hỗ trợ để hoàn tất thủ tục hồ sơ.

Là người trực tiếp nhận vụ việc của ông Tòng, ông Ngô Ðức Bính, TGVPL, cho biết: “Liên quan đến vấn đề của ông Tòng, theo Ðiều 129, Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ các trường hợp: Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, toà án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó; giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, toà án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Như vậy, theo điều luật này, giấy tay của ông Tòng và các bên có hiệu lực trước pháp luật”.

Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã tiếp nhận trên 1.300 vụ án dân sự, trong đó nhiều vụ liên quan đến tranh chấp đất đai, tranh chấp về quyền thừa kế, mua bán, sang nhượng. Theo đánh giá của ngành chức năng, hiện nay án dân sự liên quan đến đất đai ngày một nhiều. Chính vấn đề này đã phần nào ảnh hưởng đến tình cảm anh em ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Ông Ngô Ðức Bính khuyến cáo: “Người dân khi nhận chuyển nhượng đất cần rà soát lại tính minh bạch trên phần đất mình sắp chuyển nhượng, không có tranh chấp, không có tính chất tẩu tán tài sản. Khi chuyển nhượng về hình thức phải đúng quy định của pháp luật, được công chứng, chứng thực, đo đạc đúng với sơ đồ bản vẽ, xác định quyền sử dụng đất là của riêng của chồng hay vợ, hay là tài sản chung. Có như thế mới tránh được tình trạng tranh chấp về sau”./.

 

Kim Cương - Hoàng Vũ

 

Sang nhượng đất bằng giấy tay, có được công nhận?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ðiều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Ðối với người dân thì mất thời gian và tốn chi phí đi kiện tụng. Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) đã góp phần làm tốt công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai. Trong đó, có nhiều vụ điển hình, phức tạp, kéo dài nhiều năm không giải quyết được, người dân tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhờ sự hỗ trợ của trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) thì vụ việc được giải quyết thành công, giúp người yếu thế nhận lại quyền lợi của chính mình.

Sẽ thí điểm Điểm hỗ trợ pháp luật miễn phí

Sáng ngày 16/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp) tổ chức toạ đàm góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” (gọi tắt là Điểm hỗ trợ pháp luật).

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Sáng ngày 15/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và triển khai những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai có tác động tới doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - Điểm tựa của người yếu thế

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL và lấy người được TGPL làm trung tâm. Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 đã khẳng định Đảng và Nhà nước tiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế của Nhà nước đối với quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, trong đó có người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.

Điểm tựa pháp lý cho người yếu thế

Người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo đảm sự công bằng về quyền và lợi ích hợp trước pháp luật. Và trợ giúp pháp lý (TGPL) chính là điểm tựa về pháp luật cho đồng bào DTTS.

Ở đâu có người khuyết tật, ở đó có trợ giúp viên pháp lý

Vừa qua, Toà án Nhân dân huyện U Minh tiến hành phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Việt Trung, sinh năm 1979, ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Sau khi bị tai nạn, bị cáo Trung trở thành người khuyết tật và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau hỗ trợ trong vụ kiện hình sự.

Quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý tại toà

Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng chất công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Trong đó, chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh về người thực hiện TGPL trực tại toà, là giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả.

Hiệu quả từ trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tham mưu Sở Tư pháp thành lập Tổ đánh giá chất lượng hoàn thành vụ việc TGPL hằng năm, cũng như phân công, bố trí viên chức làm việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn... Qua đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL ở cơ sở, trong đó có huyện U Minh.

Trợ giúp pháp lý hiện thực hoá đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người có công với cách mạng là một chính sách nhân văn thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Thấm nhuần đạo lý này, những năm qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau đã làm tốt công tác tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng… nhằm giúp đỡ đối tượng người có công đòi lại công bằng trước pháp luật.