ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:02:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sáng tạo ứng dụng số - Ðộng lực phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, gần 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nền hành chính được hiện đại hoá, phục vụ tốt hơn giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh: Bộ phận Camera giám sát bộ phận một cửa các huyện, thành phố, nâng cao mức độ hài lòng người dân). 

Có thể nói, dấu ấn quan trọng trong gần 3 năm qua chính là sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt và trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh. Hàng loạt văn bản về công tác CÐS trên địa bàn nhanh chóng được ban hành và khẩn trương đi vào đời sống. Trọng tâm là Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 14/7/2022, của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh. Ðây là một nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Tỉnh uỷ về công nghệ thông tin (CNTT), CÐS. Có thể coi Nghị quyết số 05-NQ/TU chính là kim chỉ nam cho các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, CÐS của tỉnh đến năm 2030. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cung ứng dịch vụ cho người dân, DN, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, bứt phá, tăng trưởng trên các ngành, lĩnh vực của tỉnh.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CÐS tỉnh, đánh giá: “Trải qua gần 3 năm triển khai thực hiện CÐS trên địa bàn tỉnh, chúng ta đã gặt hái được những thành tựu nhất định trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Ðó là kết quả của sự vào cuộc cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành; sự tham gia tích cực của người dân, DN; và đặc biệt là sự nỗ lực, cống hiến hết mình của lực lượng được xem là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo CÐS, đó là những thành viên tổ công nghệ số cộng đồng và những người trực tiếp làm công tác CÐS của tỉnh”.

Lực lượng Tổ CNSCĐ được xem là “cánh tay nối dài” của Ban chỉ đạo CĐS, đóng góp vào công tác chuyển đổi số của tỉnh.

Thành tựu nổi bật ghi dấu đến thời điểm này, cũng là khâu then chốt để đẩy mạnh phát triển các trụ cột, lĩnh vực còn lại, chính là đầu tư, phát triển hạ tầng số. Trong đó, Trung tâm Dữ liệu (Data Center - DC) của tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình điện toán đám mây, năng lực lưu trữ lên đến 135TB, được triển khai các thiết bị bảo mật đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống như tường lửa, phòng chống DDoS, được Tổ chức Chứng nhận DAS đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Trên nền tảng đó, dữ liệu số cũng không ngừng được tạo lập, đến nay đã hoàn thành triển khai 13 cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung và 86 tập dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, duy trì và triển khai 69 hệ thống thông tin, nền tảng số và 3 nền tảng số có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Kết quả thống kê trên Hệ thống Trục liên thông nội tỉnh (LGSP) cho thấy, tỉnh đã tích hợp liên thông, sẵn sàng kết nối 22 dịch vụ chia sẻ có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), có trên 13,7 triệu giao dịch dữ liệu phát sinh, tăng 15 dịch vụ kết nối và tăng 100% số lượng giao dịch so với năm 2022.

Nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin dần được cải thiện. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, có hơn 6.815 học viên tham gia học trực tuyến về CĐS, tăng gần 5.000 lượt so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có hơn 4.872 học viên hoàn thành khoá học (xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố).

Thanh niên trải nghiệm công trình thanh niên bằng kính thực tế ảo.

Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng luôn được quan tâm, chú trọng. Cụ thể, tỉnh đã triển khai Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) và phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tại Trung tâm lưu trữ dữ liệu tỉnh, có kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, để thực hiện giám sát về an toàn thông tin quan trọng của tỉnh, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi ảnh hưởng và gây hậu quả nghiêm trọng với các hệ thống thông tin. Theo kết quả rà soát phân loại mới nhất, tỉnh đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin cho 69/69 hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 3, chiếm 100%, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trên cả nước; số lượng hệ thống thông tin đã triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt 53/69 hệ thống, tương ứng 76,8%.

CĐS trong lĩnh vực kinh tế số cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Tính đến nay, 100% DN trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hoá đơn điện tử; có 98% DN nộp thuế điện tử và có hơn 2.490 DN nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia CÐS (Chương trình SMEdx), chiếm 52,42%. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trên tổng doanh thu bán lẻ ước đạt 9%. Có 6 ngàn hộ kinh doanh có tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử và 125.614 tài khoản người bán trên 2 sàn thương mại điện tử.

Các ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh cũng tích cực hưởng ứng Ngày hội Chuyển đổi số tỉnh 2024. Trong đó, Nam A Bank đã áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến được tích hợp trong hệ sinh thái số như: Ngân hàng số Open Banking, Ðiểm giao dịch số Onebank, Robot OPBA... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Các ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh cũng tích cực hưởng ứng Ngày hội Chuyển đổi số tỉnh 2024. Trong đó, Nam A Bank đã áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến được tích hợp trong hệ sinh thái số như: Ngân hàng số Open Banking, Ðiểm giao dịch số Onebank, Robot OPBA... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với phương châm “Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số”, gần 3 năm qua, tỉnh đã nỗ lực xây dựng, hình thành nên những công dân số. Nhờ sự đóng góp của 4.518 thành viên của 883 tổ công nghệ số cộng đồng ở các địa phương, đến nay đã có hơn 210 ngàn hộ gia đình được hướng dẫn cài đặt, sử dụng các nền tảng số, chiếm 65% số hộ gia đình trên toàn tỉnh. Gần 78% công dân đã được cấp định danh điện tử mức độ 1, 2...

Hoạt động chính quyền số đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đã kết nối gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền, triển khai cho 661 đơn vị, với tổng số gần 11 ngàn tài khoản người dùng. Bên cạnh đó, tỉnh đã cấp chữ ký số chuyên dùng cho 5.044 tổ chức, cá nhân; 97,71% văn bản điện tử phát hành có ký số. Ðã kết nối, phục vụ kỹ thuật hơn 300 cuộc hội nghị trực tuyến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và nội tỉnh.

Theo kết quả công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, chất lượng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Cà Mau xếp thứ 4/39 địa phương, đạt mức C (không có địa phương được xếp loại A, B).

Cùng với đó, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) được triển khai, sắp đưa vào vận hành chính thức. Trung tâm IOC hướng đến giúp lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các cấp theo dõi, giám sát trực tuyến 338 thông tin theo thời gian thực, qua đó kịp thời chỉ đạo, điều hành về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID; 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khoẻ qua hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.

Ông Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh: “Năm 2024 là năm thứ ba tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày CÐS Quốc gia. Nếu như chủ đề của năm 2023 là “Năm dữ liệu số” thì chủ đề CÐS cho năm nay là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Ðộng lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Ðiều này nhắc nhở chúng ta về sự chuẩn bị, đảm bảo điều kiện hoạt động cho một không gian mới, đó là không gian số. Không gian này hứa hẹn cung cấp môi trường tương tác, kinh doanh, giao dịch lý tưởng cho các DN, người dân cùng tham gia, góp phần đẩy nhanh và đạt được mục tiêu về Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung”.

Bằng sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, của cả hệ thống chính trị đối với công tác CÐS, tin rằng Cà Mau sẽ tận dụng tối đa cơ hội, tiềm năng công nghệ số của cách mạng công nghiệp 4.0, bứt phá đưa tỉnh Cà Mau trở thành một trong những tỉnh bắt kịp, đi cùng, hướng đến nhóm các tỉnh, thành phố đi đầu và triển khai có hiệu quả về CÐS, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững./.

 

Hồng Nhung

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.