ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 23:56:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sạt lở ven sông ngày càng phức tạp

Báo Cà Mau Chợ xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi nằm ngay mé sông, nơi giao nhau của nhiều nhánh sông, kinh, rạch... Vì thế, việc sạt lở xảy ra hằng năm, cuốn trôi nhiều diện tích đất, có cả nhà và tài sản của người dân. Có những vụ sạt lở đất diễn ra trong đêm một cách bất ngờ. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, với thói quen sinh sống ven sông cũng như nhu cầu sinh kế, người dân vẫn chấp nhận sống chung với nguy cơ sạt lở.

Chợ xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi nằm ngay mé sông, nơi giao nhau của nhiều nhánh sông, kinh, rạch... Vì thế, việc sạt lở xảy ra hằng năm, cuốn trôi nhiều diện tích đất, có cả nhà và tài sản của người dân. Có những vụ sạt lở đất diễn ra trong đêm một cách bất ngờ. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, với thói quen sinh sống ven sông cũng như nhu cầu sinh kế, người dân vẫn chấp nhận sống chung với nguy cơ sạt lở.

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tình trạng sạt lở, sụp lún ven sông diễn ra nghiêm trọng nhất tỉnh. Anh Nguyễn Văn Mừng, công chức chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Ðặc điểm của các nơi sạt lở là do địa chất có độ liên kết yếu. Hơn nữa, do gần biển nên biên độ nước lớn - ròng rất lớn, dẫn đến sụp lún, sạt lở ngày càng nghiêm trọng”.

Nguy hiểm trong đêm

Chỉ trong vòng hơn tháng, căn nhà của anh Phan Minh Ðiền, ấp Tân Long A, xã Tân Tiến, đã 2 lần bị sụp lún, lần sau nặng hơn lần trước. Chỉ tay vào các trụ bê-tông nằm trơ trọi dưới lòng nước ngầu đục, anh Ðiền chưa hết vẻ bàng hoàng: “Nửa đêm, cả nhà đang ngủ thì giật mình nghe tiếng động lạ. Theo quán tính, vợ chồng tôi ùa chạy ra ngoài thì chỉ ít phút sau căn nhà bị nghiêng, phát ra những âm thanh rợn người vì tường nhà bắt đầu bị xé toạc từng mảng, nền nhà sụp xuống. Chỉ trong nháy mắt, hơn nửa căn nhà nằm gọn dưới sông, đồ đạc cũng bị cuốn trôi theo, không cách nào cứu kịp, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Sạt lở làm hư một đoạn lộ dài hơn 30 m tại xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

Hầu như năm nào khu vực chợ xã Tân Tiến cũng xảy ra sụp lún. Ông Huỳnh Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết: “Tình trạng sụp lún ở xã Tân Tiến hầu như năm nào cũng có. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là khu vực chợ Tân Tiến. Nơi đây có hơn 100 hộ sinh sống, kinh doanh với hình thức cất nhà ven sông. Hằng năm xã đều tuyên truyền để họ gia cố nhà cửa, không để hàng hoá, vật nặng cũng như không để trẻ em, người già ngủ qua đêm. Tuy ý thức người dân rất cao nhưng tình trạng sụp lún là không thể tránh khỏi, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của bà con".

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Tân Tiến đã xảy ra 16 vụ sạt lở, sụp lún, gây thiệt hại 2 căn nhà và làm hư hại 14 đoạn lộ, tổng chiều dài 214 m.

Ông Lê Văn Út, ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, cho biết: “Chúng tôi cũng ý thức được tình trạng sạt lở hằng năm và chủ động phòng, chống, nhưng thực tế, khi sụp rồi thì khó mà cứu kịp đồ đạc. Hầu hết các vụ sụp, lún đều xảy ra vào ban đêm. Cứ hôm nào nước kém là chúng tôi lại lo sợ, bởi khi ấy vào nửa đêm nước bắt đầu lớn và chảy xiết, rất dễ xảy ra sụp, lún”.

Ðến hẹn lại lên

Không chỉ Ðầm Dơi mà nhiều địa phương khác như Ngọc Hiển, Năm Căn cũng diễn ra tình trạng sạt lở ven sông nghiêm trọng. Ðầu tháng 6 vừa qua, căn nhà của anh Nguyễn Văn Ðel, ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, sụp toàn bộ xuống sông. Anh Nguyễn Văn Ðel cho biết: “May mắn là hôm đó khi nhà mới nghiêng thì mọi người cùng chạy ra ngoài”.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết: “Hiện tình trạng sạt lở ven các cửa sông, biển diễn ra khá nghiêm trọng. Thời gian tới, tuyến đê biển Tây dự báo sẽ xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Tuyến đai rừng phòng hộ cũng đang ngày một mất dần, điều này sẽ dẫn đến tình sạng sạt lở ven biển trở nên nghiêm trọng hơn”.

Anh Hồng Văn Tính, vừa mới bị sụp lún gần phân nửa căn nhà phía trước, nói: “Từ năm 2003 đến nay, số lần nhà tôi bị sụp, lún không biết bao nhiêu mà kể. Gần nhà tôi mấy năm trước có lần sụp cả một dãy hơn 4 căn nhà, tài sản mất gần hết, có căn nhà sụp xuống rồi trôi đi một đoạn gần cây số!”.

Không chỉ nhà cửa mà kể cả lộ làng, cống vuông tôm, bờ vuông và cả trụ điện cũng bị sạt lở làm cho hư hại. Ông Nguyễn Văn Thành, ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải, cho biết: “Vừa rồi cả một bờ vuông bị sụp, cùng với đoạn lộ nông thôn chiều dài hơn 30 m thông luôn ra sông".

Ông Lê Văn Khởi, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn các xã, thị trấn xảy ra 21 vụ lốc xoáy và sạt lở, tổng thiệt hại trên 329 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 hộ dân sống ven sông có nguy cơ sạt lở cao, với chiều dài đoạn sạt lở 62 m”.

Ðể hạn chế thiệt hại do sạt lở, lốc xoáy, các địa phương hiện tăng cường công tác tuyên truyền để người dân ý thức phòng tránh. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).