ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 04:43:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắt son tấm lòng người Cà Mau với Bác Hồ

Báo Cà Mau Dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác là việc làm vinh dự lớn của những người con Cà Mau.

Cà Mau hiện có trên 20 ngôi Ðền, Phủ thờ Bác Hồ. Trong đó có 3 Ðền thờ Bác được công nhận là di tích cấp tỉnh, đó là: Ðền thờ Bác Hồ tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nươc; Ðền thờ Bác Hồ tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển và Ðền thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Tất cả các Ðền thờ, Phủ thờ Bác đều được khởi xướng, xây dựng lên với tấm lòng nhớ thương, biết ơn và kính yêu Bác vô hạn.

Nói như lời anh Lê Minh Sơn, Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh: “Hệ thống Ðền thờ, Phủ thờ Bác Hồ tại Cà Mau đã tạo thành một nét rất độc đáo trong đời sống tình cảm, tâm linh của người Cà Mau. Bác Hồ kính yêu mãi mãi cùng những thế hệ con người Cà Mau bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương”.

Công trình thoả niềm ước vọng

Anh Sơn thông tin: “Người dân Cà Mau luôn tha thiết nguyện vọng được đến thăm ngôi nhà mà Bác từng sinh sống, hình dung đến những khoảnh khắc Người miệt mài làm việc trong căn phòng nhỏ, đến từng cử chỉ giản dị nhưng chan chứa tình yêu bao la của Người đối với đồng bào miền Nam khi chăm sóc cho cây vú sữa được Bác trồng trong vườn”.

Nguyện vọng ấy trở thành động lực lớn lao cho Ðảng bộ, quân và dân tỉnh nhà thực hiện một công trình tâm huyết có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong hệ thống những phủ thờ, đền thờ ở Cà Mau. Trên cơ sở trùng tu, tôn tạo lại khu vực tưởng niệm Bác Hồ đã có từ trước, công trình trùng tu, tôn tạo và nâng cấp Khu Tưởng niệm Bác Hồ được tiến hành xây dựng là niềm hân hoan không gì sánh được của người dân Cà Mau.

Dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác là việc làm vinh dự lớn của những người con Cà Mau.

Công trình được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích mặt bằng 60.700 m², với kinh phí khoảng 75 tỷ đồng (trong đó gồm nguồn tài trợ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 30 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup 30 tỷ đồng, ngân sách địa phương 15 tỷ đồng). Công trình gồm các hạng mục chính: khu gian thờ, khu nhà sàn, nhà trưng bày - chiếu phim, nhà kính đá chủ quyền, khu hồ cảnh, cây xanh và đường nội bộ, nhà chờ, nhà xe… Sau 180 ngày đêm xây dựng, đến cuối tháng 1/2012, gian thờ Bác chính thức hoàn thành. Ngày 30/1/2012, lễ khánh thành gian thờ được tổ chức long trọng với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các hạng mục khác tiếp tục thực hiện và giai đoạn 2 được khánh thành vào ngày 5/1/2014.

Không gian thiêng liêng của Khu tưởng niệm đã ghi lại những khoảnh khắc bất tử về Bác. Ðó là buổi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ tại Ðền Hùng - Phú Thọ vào năm 1954, Bác nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ðó là bản Di chúc mà Người đã dùng cả trái tim, cả khối óc, cả cuộc đời hoạt động cách mạng để gởi gắm lại thế hệ tiếp nối. Khu tưởng niệm cũng tái hiện lại toàn cảnh khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc (ở thị xã Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) và khu mộ cụ Hoàng Thị Loan (ở núi Ðộng Tranh, xã Nam Giang, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An) - thân phụ và thân mẫu của Người. Với khuôn viên rộng, khu tưởng niệm được trồng nhiều loại cây quý, đó là những loài cây đặc trưng của các tỉnh, thành trong cả nước gửi về tặng tỉnh Cà Mau nhân dịp khánh thành Khu Tưởng niệm Bác, thể hiện lòng kính yêu của Nhân dân cả nước dành cho vị lãnh tụ kính yêu.

Anh Sơn cho biết: “Bất kể là ai, khi đã đặt chân đến khu tưởng niệm cũng đều có thể tự bày biện mâm lễ thể hiện tấm lòng thành dâng lên Bác, lắng lòng nghe các câu chuyện về Người, được thả bộ tham quan ngôi nhà sàn đã gắn bó với Bác trong suốt 11 năm trời, nơi tiếp tục ghi nhận những cống hiến quên mình của Người vì độc lập, tự do của dân tộc”. Khách cũng sẽ được xem những hình ảnh trưng bày, những bộ phim về cuộc đời Người trong nhà trưng bày và nhà chiếu phim Khu tưởng niệm. Cuối cùng, trong ráng chiều, khách có thể trông thấy tận mắt từng cánh chim kéo về vườn chim trong Khu tưởng niệm một cách tự tại nhất, tận hưởng những khoảnh khắc tâm hồn lắng đọng trong khung cảnh bình yên của thiên nhiên…

Tình cảm từ mũi đất Cà Mau

Từ khi chính thức hoạt động, Khu Tưởng niệm Bác Hồ luôn là địa chỉ đỏ để Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau báo công, dâng hương, dâng hoa trong những sự kiện chính trị trọng đại nhất của quê hương. Nhiều khách phương xa về Cà Mau khi bước chân vào Khu tưởng niệm đã không khỏi ngỡ ngàng: “Ðâu cần ra tới thủ đô xa xôi, ngay tại mảnh đất cực Nam Cà Mau này, những điều bình dị và vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh đã hiện lên một cách sinh động, đủ đầy”.

Em Nguyễn Huỳnh Kiều My, lớp 9A, Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Cà Mau), chia sẻ: “Em đã nhiều lần vào Khu tưởng niệm, quả thật em thấy thành phố mình đẹp hơn, có tầm vóc hơn khi xây dựng được công trình này”. Kiều My cũng ước ao một lần ra thăm thủ đô, thăm Nghệ An quê Bác, thăm tất cả những nơi mà dấu chân Bác đã đi qua trên nước Việt Nam mình. Em khẳng định: “Sẽ học hành thật giỏi, phấn đấu thật nhiều để thực hiện ước mơ ấy”.

Anh Nguyễn Sỹ Nhâm, Phó Ban Thanh - Thiếu nhi - Trường học, Tỉnh đoàn Cà Mau, cho biết: “Nhớ lời dạy của Bác, thanh - thiếu nhi Cà Mau luôn ra sức học tập, rèn luyện, đạt được nhiều thành tích để báo công lên Người”. Tiêu biểu là Trường Tiểu học Võ Trường Toản, Trường THCS Lý Tự Trọng (huyện U Minh) đã trích một phần tiền ăn sáng của đội viên để xây dựng nên những ngôi nhà Khăn quàng đỏ. “Hay như nghị lực phi thường của cô bạn Ðỗ Ngọc Mãi, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Hài với đôi tay dị tật nhưng có thành tích học tập rất đáng nể, là Cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh”, anh Nhâm cho biết thêm.

Tất cả những tấm gương sáng, những cách làm hay đều xuất phát từ việc vâng theo lời dạy, học và làm theo Bác. Trong mỗi bước đi, mỗi hơi thở, mỗi công việc, phong trào, Bác lúc nào cũng là ánh sáng dẫn đường cho thế hệ cháu con.

Dâng nén hương lên Bác, chị Nguyễn Việt Trinh, Chủ tịch Hội đồng Ðội huyện U Minh, xúc động: “Mỗi dịp được ra viếng Khu tưởng niệm và dâng hương lên Bác, lòng tôi tràn ngập niềm vinh dự, tự hào. Là một người con Cà Mau, tôi nguyện sống, học tập, làm việc theo gương Bác”. Với chị Trinh, Cà Mau đã thật sự có được một không gian thiêng liêng, ý nghĩa mà bất kỳ nơi đâu cũng ao ước. Nơi đây sẽ lưu giữ mãi tình cảm của người Cà Mau với Bác, và Bác Hồ cũng sẽ mãi bất tử trong lòng những người con cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Mảnh đất Cà Mau còn lưu truyền những giai thoại đã đi vào lòng người về tình cảm của người Cà Mau với Bác Hồ. Không ai cầm được nước mắt khi một nữ Bí thư Xã uỷ, đầu đội khăn tang trắng, khai mạc Ðại hội đại biểu Ðảng bộ xã và hứa với Bác khi nào chiến thắng thì về báo công và bế mạc. Ðây là kỳ đại hội được đánh giá là “có một không hai”. Nữ Bí thư Xã uỷ ấy chính là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Thị Bay. Cô Ba Bay cũng là người đi đầu trong việc vận động quân và dân Cái Nước lập Ðền thờ Bác ngay sau khi hay tin Bác mất. Hay ở giữa rừng đước xứ Viên An, Đền thờ Bác Hồ vẫn được dựng lên uy nghiêm, với tình cảm chứa chan mà những người con xứ biển dành cho Bác. Ðền thờ ấy nay vẫn còn sừng sững ngay vàm chợ Ông Trang, như minh chứng cho sự bền vững, trường tồn: Tấm lòng của Cà Mau với Bác

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.