ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 03:05:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Say nghề "giữ sách"

Báo Cà Mau Nhiều người hỏi vui: “Nghề nghèo, ít người theo học, lại lắm khó khăn, vậy mà sao cô bám trụ, giữ vững và phát triển ngần 25 năm?”, cô Út Vân cười mãn nguyện: “Thú thiệt, hồi mới “nhậm chức” giám đốc (năm 1976), tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng đã gắn bó, cùng đi qua những thăng trầm thì lại khó dứt. Nó là "tình yêu lạ”, hiểu rồi sẽ yêu, yêu thì quyết giữ đến cùng, dù chỉ là… thầm lặng”.

Nhiều người hỏi vui: “Nghề nghèo, ít người theo học, lại lắm khó khăn, vậy mà sao cô bám trụ, giữ vững và phát triển ngần 25 năm?”, cô Út Vân cười mãn nguyện: “Thú thiệt, hồi mới “nhậm chức” giám đốc (năm 1976), tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng đã gắn bó, cùng đi qua những thăng trầm thì lại khó dứt. Nó là "tình yêu lạ”, hiểu rồi sẽ yêu, yêu thì quyết giữ đến cùng, dù chỉ là… thầm lặng”.

Cô dẫn chứng thú vị: “Cho tới nay, hễ dự tiệc mừng, hữu sự, người ta thường tỏ vẻ háo hức, quan tâm đến người làm nghề ngân hàng, kinh doanh… còn nhắc đến nghề thư viện, câu thăm hỏi chỉ qua loa trong cái gật gù: "Hiểu, hiểu". Ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công của những nghề kiếm ra tiền là sự cống hiến lặng lẽ của những người gìn giữ và mang cả kho tàng tri thức cho họ”.

Cô Út Vân tên thật là Trương Khả Lâu, nguyên Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau, giai đoạn từ năm 1976-2000 (quê gốc Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, hiện cư ngụ Phường 5, TP Cà Mau). “Tự đúng là Út Dân, là người dân nhỏ nhất. Hồi còn nhỏ, tham gia cách mạng với mấy dì, mấy anh ở thị xã được kêu vậy. Rồi không hiểu sao gọi riết ra Út Vân”, cô tư lự.

Cô Út Vân sống đầm ấm bên con cháu.

Cũng chính cái tên làm nên cả một quãng đời gian truân nhưng nay là hoài niệm đẹp. Cô Út Vân kể, gia đình chỉ mỗi mình cô, năm 12 tuổi, cô xin theo cùng các cậu, dì tham gia kháng chiến (năm 1954). Nhiều người tập kết ra Bắc, còn cô theo cậu ở lại miền Nam hoạt động. Khi đó, cô là học sinh trường Nguyễn Du của thị xã Bạc Liêu, đây cũng là cơ sở của cán bộ nằm lại miền Nam hoạt động.

Thời gian này, cô gây dựng được cơ sở Ðoàn Thanh niên, hướng dẫn đấu tranh giành quyền lợi cho học sinh, sinh viên (HSSV), công nhân, trí thức để được học tập tốt, định hướng ý chí kiên định, không bị ảnh hưởng lời xuyên tạc Mỹ - nguỵ. Những cuộc bầu cử Quốc hội của chính quyền cũ, cô lập tổ đi phá, tham gia treo cờ, treo biểu ngữ, băng rôn gây tiếng vang để người dân không đi bầu.  Ðến khi Thị uỷ viên, Bí thư Thị đoàn Trần Huỳnh bị bắt, cô bất hợp pháp, đi Sóc Trăng theo khoá huấn luyện chính trị, lại ra hợp pháp, làm Thị đoàn, nhiều lần tổ chức biểu tình, đấu tranh đòi quyền lợi. “Ðó là thời điểm hoạt động sôi nổi của lực lượng HSSV, trí thức. Mỗi đêm văn nghệ, hay lễ, dịp hè… tụi tôi ra biểu diễn múa, hát, khiêu vũ… lồng ghép nhạc kháng chiến tuyên truyền. Cái thời son trẻ năng nổ lắm!”, cô tấm tắc.

- “Vậy cơ duyên nào cô về công tác tại Cà Mau rồi bén rễ tới giờ?”.

- “Là khi gặp chú,…”, bỏ lửng câu nói, cô Út đưa mắt nhìn di ảnh liệt sĩ Dư Văn Thuận với tấm Huy chương Kháng chiến hạng Nhất…

Những năm hoạt động tại Sóc Trăng (1962-1969), cô Út Dân làm Thị đoàn, còn chú Thuận là cán bộ Khu đoàn Khu Tây Nam Bộ, qua lại công tác rồi quen biết. Cô Út bộc bạch: “Ðâu nghĩ thành gia với ảnh. Cũng nhiều lời ngỏ ý, mà chưa dám gật đầu. Sau lần sống chết có nhau, tôi mới ưng thuận đó chớ”. Chuyện rủi năm đó, giờ là ký ức đẹp với người chồng quá cố được cô cất giữ như một gia sản quý báu. Cô nhớ như in cái với tay gọi “Út Dân, Út Dân” khi chú hụt chân đến ba lần do sóng lớn ập tới nhấn chìm cô ở đoạn sông chảy qua Cù lao Dung, nhớ nét mặt mệt đừ vì suýt chết mà chú vẫn cố thì thào: “Ủa, vậy em không sao hả?”. Nhắc đến đây, cô cười ngắt ngoẻo: “Ảnh đâu nghĩ tôi biết bơi, ảnh đưa được tôi lên mặt nước trong khi ảnh quẩy ba lô súng ống nặng quá chìm nghỉm, tôi quên bẵng mà bơi tuốt vô bờ mới kêu cứu”.

Sau thành hôn, Khu đoàn giải thể, chú trở về nơi chôn rau cắt rốn Trần Văn Thời tiếp tục hoạt động. Nghĩ là học sinh đi kháng chiến về ở hợp pháp được, rủi thay, báo cáo chú gửi về cho cơ sở lại là nơi bị địch đổ quân. Chúng nghi, nhưng ngại cô là giáo viên cùng chồng về thăm nhà, nên mời khéo chú về hỏi chuyện. Chúng tra tấn, đánh bằng điện, bắt chú viết để đọ chữ. Chúng tra tấn, chú hy sinh, chúng vứt thi hài chú xuống sông. Năm đó là năm 1970, cô mang thai bảy tháng.

Lo liệu xong tang sự, cô về Bạc Liêu, chưa đầy một tháng, cô hạ sinh con trai. Lúc này địch đang lùng sục tìm bắt cô, cô tạm ngưng hoạt động. Không người đỡ đần vì gia đình ai cũng đi kháng chiến, người thì đã hy sinh, cô phải một mình lo liệu. “Vậy chứ có ngơi nghỉ đâu. Ở địa phương, tôi tiếp tục dạy học cho tới khi con trai năm tuổi là liên lạc lại với mấy anh công tác trên này theo cách mạng tiếp. Ði đến đâu, dẫn con theo đến đó”, cô Út kể.

Xét về học vấn, cô Út Vân cũng là người có trình độ, nên lúc về Ban Tuyên huấn thị xã Bạc Liêu công tác, cô được giao nhiệm vụ làm Giám đốc Thư viện (năm 1975). Ði dạy, đi kháng chiến thì được, chứ đâu biết nghề thư viện là làm gì, phải làm sao, quản lý thế nào. Cô mơ hồ nhận việc. Ðể làm tốt, cô đi tham khảo nhiều hơn, tìm hiểu qua mấy cô giáo dạy ở trường văn hoá, gặp gỡ, thăm hỏi những người làm công tác quản lý sách vở mới biết cách thức làm. Buổi đầu, sách được tiếp nhận do tài trợ của tỉnh Hà Nam Ninh, rồi một số sách thu gom sau tiếp thu, sách được Ban Tuyên huấn tỉnh thu của một số nhà sách. Cô với hai đồng nghiệp phải chọn lọc, phân loại sách ngày đêm, bắt tay vào chia phòng phục vụ: phòng đọc, phòng mượn và phòng xử lý kỹ thuật. Tính hết khoảng 15.000 bản sách mà chỉ có ba người “tay ngang”, vậy mà kham hết.

Tới đúng ngày 2/9/1976, thư viện chính thức khai trương trong niềm vui khôn xiết. Ðể vững nghề, cô được chọn đi TP Hồ Chí Minh tập huấn, nghe ở đâu có mở lớp về quản lý thư viện là cô tìm đến dự thính, rồi học thêm văn hoá, học Ðại học Tổng hợp Văn, đi giao lưu nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để phát triển. Thư viện khi ấy phòng ốc ọp ẹp, dời hết chỗ này đến chỗ khác cũng chỉ ở tạm. Tới sau khi chia tách tỉnh (1997), Thư viện tỉnh ở hẳn Cà Mau, nhưng trụ sở còn ở nhờ Bưu điện tỉnh. Mãi về sau, khi Bưu điện tỉnh dời đi, Thư viện tỉnh Cà Mau mới được cơ ngơi như giờ.

Khó khăn hơn nữa là việc phục vụ sách về cơ sở, phải làm mọi cách để cổ động độc giả tham gia đọc sách, báo. Phải đi phong trào, mang vác sách về tận các xã vùng sâu. Cô Út Vân nhớ cảnh nước ròng sâu, thuyền mắc cạn, anh em phải chia bớt bao sách, lội sình vác lên bờ. Ðến giờ trong cô vẫn còn thứ cảm xúc xót dạ vì những quyển sách được nhận về bị dơ, bị rách hay mất bìa. Với những người thủ thư, sách là vật quý báu, đưa sách về nông thôn đã khó, càng khó lòng gìn giữ. Nghĩ vậy, cô Út Vân tìm phương cách đưa sách về hẳn huyện bằng cách trang bị mỗi huyện một thư viện với hơn 5.000 bản sách/thư viện, tiếp đến là nỗ lực đào tạo quản thư trình độ từ trung cấp trở lên, hoặc cao hơn nữa. Bởi theo cô, chấp nhận ngành nghèo, thiếu thốn vật chất, chứ thời nào cũng phải quan tâm đến đào tạo đội ngũ cán bộ. Thế nên ở thời cô làm giám đốc, thư viện đã có một thạc sĩ làm phó giám đốc.

Bồi hồi với những dấu mốc cuộc đời, cô quả quyết, dẫu ở thời kỳ nào, sách báo vẫn giữ vai trò quan trọng giúp bạn đọc, cán bộ, nhất là cán bộ khoa học nghiên cứu sâu. Dẫu ở thời đại thông tin, song, thực tế muốn có kiến thức vững vàng, hiểu về quá khứ để bước tiến trong tương lai vẫn không thể thiếu sách - kho báu tri thức vô hạn. 74 tuổi về chiều, cô Út Vân vẫn dõi theo thư viện, để rồi hiến kế phát triển cùng lớp kế thừa. Yêu thư viện, mong thư viện vươn xa, cô hiến tặng tất thảy sách của mình, những tài sản cất giữ hàng chục năm.

Là người đầu tiên xây dựng thư viện, người giữ chức giám đốc tròn 25 năm, người giúp anh em có đời sống đủ đầy, cố vấn cho những thế hệ tiếp nối duy trì, gìn giữ tình yêu nghề với thư viện, với nghề giữ sách, vậy là mãn nguyện. Về thành tích cá nhân, cô chia sẻ, bản thân được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

Năm 2000 về hưu, cô vinh dự được Bộ Văn hoá - Thông tin tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá quần chúng; năm 2009, cô là một trong ba người được tỉnh bầu chọn là người có công tiêu biểu dự hội nghị toàn quốc. Ðầu năm 2016 này, cô Út Vân được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng. Ngoài ra, còn có rất nhiều bằng khen, giấy khen do UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL tặng. Hạnh phúc bên gia đình có con trai nay phụ trách  ngành xây dựng tỉnh , cháu nội ngoan, giỏi giắn, cô Út Vân cười, tâm đắc: “Thành công nghề nghiệp đến với cô có lẽ hơi muộn, nhưng đầy ắp hân hoan”./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).