ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 13-11-24 14:43:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẻ chia cùng nạn nhân da cam

Báo Cà Mau (CMO) Chị Nguyễn Thị Liên, 48 tuổi, Ấp 2, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, có người em bị ảnh hưởng chất độc da cam, bị dị dạng và đã mất. Hiện tại, chị còn người anh là Nguyễn Văn Tuấn, hai chân teo dần, không đi đứng được, không có khả năng lao động.

Đại diện chính quyền địa phương trao nhà cho anh Nguyễn Văn Tuấn.

Hằng ngày, chị Liên ngoài việc lao động kiếm tiền nuôi sống gia đình còn phải chăm sóc anh trai. Vì vậy, cuộc sống luôn túng thiếu, căn nhà lụp xụp nhưng không có khả năng sửa chữa. Xét thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, địa phương đã vận động hỗ trợ chị căn nhà trị giá 30 triệu đồng. Chị Liên chia sẻ: “Được hỗ trợ căn nhà, tôi cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương dành cho gia đình chúng tôi”.

Cũng như anh Tuấn, đa số nạn nhân trên địa bàn huyện Thới Bình đều có sức khoẻ yếu, không chủ động được trong sinh hoạt hằng ngày. Để chia sẻ khó khăn đó, thời gian qua, ngoài số tiền trợ cấp, địa phương còn vận động hỗ trợ nhà ở, thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, Tết…

Ông Ngô Văn Ca, Phó chủ tịch UBND Xã Trí Phải, cho biết, toàn xã có 44 người nhiễm chất độc da cam được hỗ trợ hằng tháng. “Năm nào cũng vậy, bước vào đầu tháng 7, chúng tôi bắt đầu vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ họ từ tinh thần đến vật chất để họ từng bước vượt qua khó khăn trong cuộc sống”, ông Ngô Văn Ca cho biết thêm.

Chị Phạm Thị Tèo, ấp Trời Mọc, xã Tân Phú, bộc bạch: “Em gái tôi tật nguyền, được chính quyền địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện để vượt qua khó khăn, tôi rất xúc động”.

Toàn huyện Thới Bình có 1.291 người bị nhiễm và phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ông Lê Hoàng Yên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, cho biết: “Những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động chăm lo cho các nạn nhân da cam. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục giúp đỡ nạn nhân, giúp họ có điều kiện vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”.

Kim Liếu

Trong tháng cao điểm hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin, các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền đi đôi với nhiều hoạt động thiết thực. Cụ thể: trao tặng 757 suất tiền mặt, 1.936 suất quà, xây 17 căn nhà cho các nạn nhân, 1 cầu nông thôn tại xã Phú Thuận (huyện Phú Tân). Tổng trị giá tiền mặt và các phần quà quy thành tiền trên 1,9 tỷ đồng. 
Bà Nguyễn Tuyết Nga, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Cà Mau, cho biết, so với các năm trước, những hoạt động của các cấp hội trong đợt này có nhiều khả quan, nguồn quỹ vận động được vượt xa dự tính ban đầu. Tỉnh hội cùng các hội địa phương đồng loạt thực hiện cao điểm nên đạt kết quả tốt.

 

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.