ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 21:59:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Báo Cà Mau Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Sáng nay (17/12), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, địa phương (TPHCM và Đà Nẵng) về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị (Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Bộ Chính trị về việc xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam) và lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở nội dung Đề án về thành lập TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam được Bộ Chính trị phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan, địa phương và các đối tác liên quan triển khai một số nhiệm vụ theo chỉ đạo, trong đó có trình lãnh đạo Chính phủ: Dự thảo Kế hoạch hành động về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo về TTTC khu vực và quốc tế và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm tư vấn phát triển TTTC (Viện Tony Blair, TheCityUK...) để kết nối các tổ chức, nhà đầu tư tiềm năng chuẩn bị triển khai các nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Phải làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho TTTC, nguồn nhân lực trong nước thì phải có kế hoạch đạo tạo cụ thể, cho đi học hỏi, thực tập; nguồn nhân lực nước ngoài phải có cơ chế để thu hút, mời gọi; phải bảo đảm khi vào việc, chúng ta có bộ máy ngay - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phải có các cơ chế, chính sách vượt trội

Theo kế hoạch dự kiến, TTTC quốc tế sẽ được thành lập tại TPHCM và TTTC khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã đóng góp các ý kiến cụ thể đối với các nhiệm vụ chuẩn bị, triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; khẳng định yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện, nhất quán quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nội dung của Đề án xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam đã được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương tại Thông báo số 47 trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá.

Đồng thời, cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động trọng tâm, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp gắn với dự kiến sản phẩm đầu ra và thời gian hoàn thành cụ thể; đề nghị lãnh đạo UBND TPHCM cũng như Đà Nẵng xây dựng kế hoạch hành động, tập trung thể chế hóa các giải pháp, mô hình, chính sách áp dụng để xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng bày tỏ thống nhất cao cao với dự thảo kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; khẳng định 2 thành phố đã và đang có sự chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho thành lập TTTC khu vực và quốc tế, trong đó có sự chuẩn bị chu đáo, tập trung nghiên cứu về cơ chế chính sách; nghiên cứu lập các tổ chức liên quan; xác định các nhiệm vụ đầu tư về hạ tầng; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức các nhóm học tập kinh nghiệp quốc tế…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, ở nước ta, việc xây dựng TTTC khu vực và quốc tế là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ, song các bộ, ngành địa phương đã rất chủ động, quyết tâm và nỗ lực vào cuộc để triển khai; nêu rõ việc triển khai xây dựng TTTC khu vực và quốc tế cần được thực hiện trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội nhưng phải rất quyết liệt, khẩn trương; phải có các cơ chế, chính sách vượt trội; nêu rõ "các cơ chế chính sách phải là những cái người ta cần không phải là những cái chúng ta có" vì thế phải thông qua tư vấn, qua hoạt động kết nối để biết được thông tin nhà đầu tư cần gì, qua đó xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

"Cú hích" mạnh đối với nền kinh tế

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam với hệ thống các dự thảo văn bản được chuẩn bị công phu, chu đáo, chất lượng, đồng thời hoan nghênh các bộ, ngành, địa phương tham dự cuộc họp đã phát biểu, thể hiện rõ chính kiến, trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến phát biểu để hoàn thiện Kế hoạch và các văn bản liên quan trong triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

"Chúng ta phải thực hiện nghiêm Kết luận của Bộ Chính trị, đây là trách nhiệm và bổn phận của chúng ta; phải rất nhanh chóng, quyết liệt, khẩn trương, không cầu toàn nhưng phải chín chắn nhất có thể. Chúng ta có lợi thế của người đi sau, những gì chúng ta chưa có kinh nghiệm thì chúng ta có thể học hỏi, tìm hiểu ở các TTTC lớn của khu vực và thế giới", Phó Thủ tướng phát biểu.

Lãnh đạo các bộ, ngành đã đóng góp các ý kiến cụ thể đối với các nhiệm vụ chuẩn bị, triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhất trí với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về TTTC để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ chế, chính sách; đồng thời cũng nhất trí với đề xuất thành lập Tổ công tác xây dựng TTTC tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng để lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và vận hành TTTC.

Đề nghị tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về TTTC, trong đó có các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về TTTC, dự thảo các văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về TTTC…

Quan tâm bố trí, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển TTTC; chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước phục vụ cho quản lý, vận hành TTTC.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải chuẩn bị, thực hiện tốt công tác truyền thông và xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, trong các cấp, các ngành, các cơ quan về thành lập TTTC; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về TTTC trong kêu gọi, thu hút đầu tư - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: "Phải làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho TTTC, nguồn nhân lực trong nước thì phải có kế hoạch đạo tạo cụ thể, cho đi học hỏi, thực tập; nguồn nhân lực nước ngoài phải có cơ chế để thu hút, mời gọi; phải bảo đảm khi vào việc, chúng ta có bộ máy ngay".

Đồng thời, phải chuẩn bị, thực hiện tốt công tác truyền thông và xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, trong các cấp, các ngành, các cơ quan về thành lập TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong kêu gọi, thu hút đầu tư.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng cho ý kiến cụ thể đối với dự thảo Kế hoạch hành động về các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng TTTC tại Việt Nam, lộ trình triển khai, phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan; cho ý kiến về dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo về TTTC, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo./.

 

Theo baochinhphu.vn

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025

Ngày 01 tháng 4 năm 2025, Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm có Công văn số 671/MTTW-BTC về việc tham gia hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025 (viết tắt là Giải Báo chí).

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện để bố trí ở cấp xã, có thể tăng cường cán bộ cấp tỉnh về xã

Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

Tỉnh Cà Mau sẽ có 39 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Để hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chiều nay (16/4), Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại chủ trì Hội nghị Tỉnh uỷ cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030" (Đề án).

Triển khai thực hiện ngay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Ngày 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII (Nghị quyết) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến toàn quốc (hơn 21.000 điểm cầu, hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Việt Nam và Ethiopia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Chiều 15/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến đại diện các bộ ngành, cơ quan của hai nước ký kết, trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.