ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 01:08:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống chậm để yêu thương

Báo Cà Mau (CMO) Trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch, nhiều khẩu hiệu như “ai ở đâu thì ở yên đó”, “ở nhà là yêu nước”… luôn được truyền tai nhau. Hơn bao giờ hết, việc ở nhà, hạn chế đi lại của bà con được hoan nghênh vào thời điểm này. Ðây cũng là lúc mỗi người dành nhiều thời gian cho gia đình, sống chậm lại để yêu thương.

Từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc người dân ở yên trong nhà là chủ trương hết sức đúng đắn. Thời gian đầu còn khó khăn, dần dà, người dân bắt đầu thay đổi thói quen, chấp hành đúng quy định, mỗi gia đình trở thành một "pháo đài" chống dịch. Lướt mạng xã hội, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh mẹ dạy con nấu ăn, cha dạy con học; hay các thành viên trong gia đình cùng nhau nấu những món ngon đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng trong mùa dịch…

Khi giãn cách xã hội được nới lỏng từ Chỉ thị 16 chuyển sang Chỉ thị 15, đều quy định người dân không ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết; chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và được cấp giấy đi chợ 2 ngày 1 lần. UBND tỉnh chỉ đạo tạm dừng các hoạt động vui chơi, văn hoá, văn nghệ… có tập trung đông người.

Hơn bao giờ hết, lúc này gia đình là chỗ dựa tuyệt vời, là dịp để chúng ta xích lại gần nhau, các thành viên trong gia đình có thời gian hiểu nhau nhiều hơn.

Mùa dịch, những bữa cơm gia đình trở nên ý nghĩa hơn.

Ðã hơn 1 tháng Trần Quang Vũ (xã Phú Thuận, huyện Phú Tân) tốt nghiệp đại học. Về với gia đình, trong khi chờ hết dịch để xin việc làm, Vũ tham gia một số hoạt động tình nguyện như giúp đỡ người dân tìm đầu ra cho nông sản, đồng hành với người dân mang nông sản của địa phương đến hỗ trợ người dân vùng tâm dịch TP Hồ Chí Minh hay các khu cách ly, phong toả ở TP Cà Mau. Khi Cà Mau siết chặt hơn công tác phòng, chống dịch thì Vũ tạm thời ở nhà. Thời gian này, Vũ phụ gia đình buôn bán và những việc lặt vặt trong gia đình.

“Cũng 5 năm rồi, tôi đi học xa nhà, không có thời gian nhiều cho gia đình như thế. Ðó giờ không biết nấu nướng, giờ được mẹ dạy cho món này, món kia. Những lần ăn cơm chung là những lần các thành viên trong gia đình được trò chuyện với nhau nhiều hơn. Nhà có hai anh em, thời gian này tôi dành cho em gái, hiện tại em gái học đại học cũng về nhà; lúc rảnh rỗi hai anh em chia sẻ với nhau về chuyện học hành cũng như những dự định trong cuộc sống”, Vũ bộc bạch.

Do dịch bệnh nên anh Ðinh Ðăng Dzuy, Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau, phải tạm ngừng việc kinh doanh nhà hàng. Có sở thích nấu ăn, nên những ngày nghỉ dịch, anh chia sẻ những món ngon, dễ làm lên các trang mạng xã hội để bạn bè biết được công thức và cùng nhau nấu ăn.

Anh Dzuy chia sẻ: “Dịch bệnh như thế mình cũng chấp nhận và thực hiện đúng quy định của tỉnh. Tôi chia sẻ những món ăn mình tự tay làm cho mọi người cũng là cách giúp bản thân vơi đi nỗi buồn khi phải ở nhà trong mùa dịch. Tôi dự định, lên kế hoạch sẵn việc kinh doanh sau dịch, đặc biệt là nấu những món đặc sản Cà Mau…”.

Thời gian ở nhà cũng là lúc anh Dzuy bên cạnh gia đình nhiều hơn trước. Vợ anh Dzuy đi làm nên anh ở nhà nấu nướng và dành thời gian lo cho con cái. Bên cạnh đó, anh Dzuy còn tự trồng một số loại rau xanh…

“Ðợt dịch này mình ở nhà, cảm thấy yêu gia đình hơn, sống chậm lại và biết lắng nghe nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc ở nhà cũng dạy mình biết tiết kiệm chi tiêu, gói ghém để nấu những bữa ăn đơn giản nhưng đảm bảo dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình”, anh Dzuy cho biết.

Gia đình ông Thạch Phul, ở Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, có 9 người con, trong đó có 3 người sinh sống và làm việc tại Ðài Loan. Do con cái ở xa nên mỗi ngày gia đình liên lạc với nhau qua mạng xã hội Zalo, Facebook.

Anh Thạch Tôi (con trai út ông Thạch Phul) tâm sự: “Anh em ở cách xa nhau buồn thiệt, nhưng phải cố gắng thôi, ngày nào cũng tâm sự, động viên nhau giữ gìn sức khoẻ để vượt qua đại dịch. Mình còn may mắn hơn nhiều người vì được trò chuyện với nhau. Mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ”.

Dịch bệnh phức tạp, những gia đình nào còn được ngồi ăn chung, còn trò chuyện với nhau mỗi ngày là điều hạnh phúc, hãy biết trân trọng những phút giây này. Bởi gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc để kết nối những yêu thương và là nơi bình yên nhất để tìm về./.

 

Nhật Minh

 

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.