ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 07:55:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sự đồng hành thầm lặng

Báo Cà Mau (CMO) Trong các bệnh viện, nếu bác sĩ có vị trí nòng cốt, thì điều dưỡng viên cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ðiều dưỡng viên như một “bác sĩ tâm lý”, là người thực hiện công việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân đang điều trị. Hàng ngày, họ theo dõi, kiểm tra cẩn thận các diễn biến sức khoẻ đang tiến triển tốt hay xấu của bệnh nhân để ghi vào bệnh án. Ðặc biệt, toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân luôn có sự đồng hành của các nhân viên điều dưỡng, cả về chăm sóc y tế lẫn chăm sóc tinh thần, động viên người bệnh.

Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau hiện có gần 400 cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên phục vụ, với quy mô điều trị gần 600 giường bệnh. Những đêm trực, các nhân viên điều dưỡng gần như thức suốt để chăm sóc bệnh nhân.

“Phía sau một bác sĩ giỏi là một điều dưỡng giỏi. Chưa từng có một ca bệnh nào thành công mà thiếu bóng dáng của những điều dưỡng. Các anh chị ở đây đều chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm, bởi gần như giờ nào cũng có ca vào cấp cứu bệnh nhi, sinh sản, nên điều dưỡng phải làm việc không ngơi nghỉ”, Bác sĩ CKII Trương Minh Kiển, Phó giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, chia sẻ.

Nhân Ngày Ðiều dưỡng Việt Nam 26/10, báo Cà Mau ghi nhận hình ảnh về những điều dưỡng tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tận tình chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh.

Các điều dưỡng ân cần thăm hỏi tình hình sức khoẻ sản phụ.

Ðiều dưỡng chăm sóc đặc biệt những trẻ sinh non.
Ðiều dưỡng Tiêu Thị Phượng hỗ trợ sản phụ cho trẻ sơ sinh bú giọt sữa non đầu tiên.
Chị Nguyễn Thị Trúc Nguyện được đội ngũ điều dưỡng ở Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau dặn dò chu đáo khi xuất viện sau sinh.

 

Huỳnh Lâm

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.