ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 18:52:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sứ mệnh thiêng liêng của người thầy

Báo Cà Mau

Bài 1: “Trọng trách bảo vệ Đảng, bồi đắp thế hệ tương lai

Từ bao đời nay, sứ mệnh thiêng liêng của người thầy là dạy chữ và dạy người. Trong bối cảnh gia tăng các hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng, phá hoại nội bộ Đảng của các thế lực thù địch, sứ mệnh ấy càng trở nên vĩ đại hơn và cũng khó khăn hơn để đào tạo, dẫn dắt thế hệ trẻ trên con đường xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường. Bởi dạy chữ đã khó, dạy làm người càng khó khăn, thách thức hơn gấp nhiều lần.

Vai trò người thầy trong bối cảnh mới

Thời gian qua, hoạt động chống phá tư tưởng, phá hoại nội bộ Đảng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng nhiều, đặc biệt là trên không gian mạng. Những hoạt động đó phần nào đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận giới trẻ cũng như cán bộ, đảng viên và người dân. Những luận điệu xuyên tạc, chống phá gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin của một số người vào vai trò lãnh đạo của Đảng trong lịch sử cũng như trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của Nhân dân.

Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, vai trò, trách nhiệm của người thầy càng được đề cao và khẳng định. Vì với “thiên chức” của mình, người thầy ở các bậc học phổ thông bên cạnh việc dạy chữ còn tích cực giáo dục lý tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp các em nhận biết và yêu cái đẹp chân chính, gieo mầm, giúp các em nuôi dưỡng ước mơ tươi đẹp…

Còn ở các bậc học cao hơn như trung cấp, cao đẳng hay đại học, các bạn học viên, sinh viên cũng thường xuyên được trui rèn lý tưởng cách mạng. Với tâm huyết của mình, các giảng viên đã cập nhật, lồng ghép tình hình thực tế về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để học viên, sinh viên nhận diện được đúng - sai, nhận diện được phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để đề phòng, cảnh giác.

Trong môi trường giáo dục chính trị của Trường Chính trị Châu Văn Đặng hay các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị xã, thành phố, các giảng viên là những chiến sĩ thực thụ trong công tác đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Bằng những luận cứ khoa học được đúc kết từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta để đưa đất nước phát triển tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các giảng viên không chỉ trang bị hành trang chính trị vững vàng mà còn giúp học viên là đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương… nhận diện, phản bác phương thức, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Từ những kiến thức, những luận điểm, luận cứ khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, các học viên sẽ là những hạt nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc sự thật… của các thế lực thù địch về nền tảng tư tưởng của Đảng.

Rõ ràng, ở hoàn cảnh nào, môi trường nào, người thầy cũng luôn là tấm gương sáng để học trò noi theo. Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sứ mệnh của người thầy càng lớn lao, nặng nề hơn. Vì họ chính là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tương của Đảng, là niềm cảm hứng của bao thế hệ học sinh, sinh viên, học viên.

Học sinh TX. Giá Rai (ảnh trên) và học viên Trung tâm GDTX-HN tỉnh chung tay ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Ảnh: C.K

Người thầy - anh hùng vô danh

Với sứ mệnh thiêng liêng là dạy chữ và dạy người, người thầy luôn là những chiến sĩ tiên phong trong công tác “trồng người”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy, người trí thức, người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa có sứ mệnh quan trọng là hun đúc nguyên khí quốc gia, đào tạo lớp người tài - đức kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc và Nhân dân ta.

Bác Hồ luôn đề cao vai trò của các nhà giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: “Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những anh hùng vô danh”. Trong bài phát biểu tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội (tháng 10/1964), Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang”.

Trách nhiệm “trồng người” được Bác giao phó luôn được những người thầy thực hiện qua những công việc cụ thể như: giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điển hình cho công tác này gần đây nhất là những người thầy đã tích cực tuyên truyền, vận động nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Với tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, các em học sinh từ tiểu học đến THPT, từ học viên các Trung tâm GDTX đến sinh viên các trường cao đẳng, đại học đã tích cực hưởng ứng khi cùng chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Ông Trịnh Minh Trung - Trưởng phòng GD-ĐT TX. Giá Rai, cho biết: “Tuy số tiền mỗi em học sinh ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc là không nhiều, nhưng qua hoạt động này đã góp phần giáo dục các em về đạo đức, lối sống biết sẻ chia, đồng cảm với đồng bào”.

Với sứ mệnh thiêng liêng của mình, người thầy đã và đang ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, nỗ lực hết mình trong công tác bồi dưỡng nhân cách, nuôi dưỡng đạo đức cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Châu Khánh

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.