ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 04:06:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức bật đô thị văn minh

Báo Cà Mau Tết này, Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước) có thêm niềm vui mới, đó là thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bà Bao Kim Thuý, Phó chủ tịch UBND thị trấn Cái Nước, cho biết: “Ðể cán mốc đô thị văn minh theo đúng lộ trình đề ra, thị trấn đã xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá các tiêu chí gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo. Hằng năm, có tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện các tiêu chí chưa đạt và duy trì các tiêu chí đã đạt”.

Bên cạnh đó, thị trấn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trên địa bàn về xây dựng nếp sống văn minh, chấp hành quy định về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, bảo đảm an toàn giao thông và tạo được nét đẹp trong văn hoá ứng xử.

Diện mạo đô thị văn minh thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.

Ðến nay, thị trấn đã đạt 52/52 nội dung phần việc của 9 tiêu chí. Các công trình công cộng trên địa bàn thị trấn đều được xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, không có trường hợp vi phạm. Trụ sở UBND thị trấn được đầu tư xây dựng khá khang trang và đưa vào sử dụng năm 2021, với mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng; 10/10 khóm có nhà sinh hoạt văn hoá, tổng mức đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

Năm 2023, trạm y tế được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Ðến nay, thị trấn có 4/5 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trên địa bàn có 35 doanh nghiệp, 22 cơ sở sản xuất kinh doanh, 1.877 hộ sản xuất kinh doanh cá thể đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; chất thải, rác thải được thu gom, xử lý theo quy định.

Ðời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hiện thị trấn không có nhà tạm, nhà dột nát, có 3.190/3.918 hộ xây dựng nhà kiên cố (chiếm 81,41%), phù hợp với kiến trúc chung của đô thị. Hơn 98% hộ gia đình trên địa bàn thị trấn có thiết bị nghe nhìn, sử dụng điện thoại thông minh và kết nối Internet.

Một góc trung tâm thị trấn Cái Nước. Ảnh: LÊ TRỌNG PHÚC

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững và ổn định, tội phạm và các tệ nạn xã hội giảm; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn được phát huy; không xảy ra cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng; thu nhập bình quân đầu người trên 60 triệu đồng/năm, mức chung của huyện là 59 triệu đồng. Ðến nay, thị trấn Cái Nước đã xoá trắng hộ nghèo.

Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nên Nhân dân rất đồng tình, ủng hộ chủ trương của Ðảng và Nhà nước. Hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ tại trung tâm thị trấn sôi động, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân; hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế và các chính sách xã hội được quan tâm. Trật tự xây dựng, đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn từng bước đi vào nền nếp, tạo nên bộ mặt thị trấn khang trang, sạch đẹp.

Toàn thị trấn có 60 tuyến lộ với chiều dài 66.433 m. Hầu hết các tuyến được trải nhựa và bê tông hoá, các tuyến chính có vỉa hè, điện chiếu sáng và cây xanh.

Ông Phạm Minh Tâm, khóm Ngọc Hườn, thị trấn Cái Nước, phấn khởi: “Ðến thời điểm này, bộ mặt của thị trấn Cái Nước thay đổi rất nhiều. Kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng; vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị cũng như mức sống của người dân ngày càng nâng lên. Ðây là niềm mong đợi và tự hào của đông đảo người dân".

“Ðể giữ vững kết quả đạt được, thời gian tới, Ðảng uỷ, UBND thị trấn tiếp tục tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng đô thị văn minh. Trong tuyên truyền, chú trọng những điển hình từ thực tế phong trào, các mô hình hiệu quả để vận động, thuyết phục người dân cùng chung tay, góp sức xây dựng đô thị văn minh. Xác định mục tiêu quan trọng của việc thực hiện đô thị văn minh là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân... Qua đó, góp phần cùng Ðảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong huyện đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các kế hoạch đề ra”, bà Bao Kim Thuý cho biết thêm./.

 

Quỳnh Anh - Lê Tuấn

 

Giáo dục truyền thống ở những ngôi trường đặc biệt

Ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Kể chuyện lịch sử (thuộc Bảo tàng tỉnh), cho biết, toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 500 trường học từ bậc mầm non đến THPT, trong đó có rất nhiều ngôi trường mang tên các bậc hiền nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá dân tộc, là minh chứng rõ nét cho lòng biết ơn và sự tri ân đối với những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.

Cải thiện đời sống - Nâng chất nông thôn mới

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, là một trong những tiêu chí quan trọng của bộ tiêu chí nông thôn mới (NTM). Bởi, khi đời sống Nhân dân nâng cao thì diện mạo nông thôn sẽ đổi mới, quốc phòng - an ninh sẽ được đảm bảo.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Ưu tiên nguồn lực phát triển giao thông

Xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, hằng năm, huyện Phú Tân luôn ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối các địa phương trong huyện.

Phụ nữ tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Ðể góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh đã phát động và triển khai nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước có ý nghĩa thiết thực, được các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng với tinh thần hăng hái và sáng tạo, đóng góp thiết thực trong phong trào giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đảm bảo an sinh xã hội.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Xa xôi F8

Xuôi dòng sông Cửa Lớn, chúng tôi mất hơn nửa tiếng đồng hồ di chuyển bằng vỏ lãi mới đến được Kênh F8, thuộc ấp Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Xóm chài nhỏ chỉ vỏn vẹn hơn 60 hộ dân sinh sống. Suốt mấy chục năm bám biển, cuộc sống khó khăn, vất vả vốn đã đeo bám những cư dân nơi đây như một điều hiển nhiên.