ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 01:32:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức bật ở một xã anh hùng

Báo Cà Mau (CMO) “Lúc trước đi kéo tôm thuê ở xã Tân Dân, có anh bạn nói: “Giờ người ta ở xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) chứ ai ở xã nghèo nữa”. Lúc đó tôi đâu biết xã NTM là gì. Nay xã đạt chuẩn rồi, bà con ai cũng phấn khởi”, lời nói mộc mạc, chân tình của anh Phạm Công Lý ở ấp Tân Điền A, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi chứa chan bao niềm tin, niềm tự hào của toàn Đảng bộ, Nhân dân xã Tạ An Khương trong niềm vui ngày đạt chuẩn.

Hạ tầng nông thôn ngày càng  hoàn thiện, khang trang, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Từng là xã có xuất phát điểm khá thấp, với 5/19 tiêu chí, sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Tạ An Khương đã khoác lên mình chiếc áo mới - “chiếc áo” của sự đồng lòng từ cán bộ đến Nhân dân, từ nhận thức đến ý chí, quyết tâm vươn lên.

Khi cán bộ - Nhân dân chung lòng

Con đường bê-tông rộng rãi, trải dài trên từng ngõ xóm, nhà cửa khang trang, đời sống người dân đổi thay, kinh tế phát triển là những kết quả rõ nét sau hơn 7 năm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tạ An Khương. Từ xã có 2 ấp đặc biệt khó khăn, nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ, với tỷ lệ hộ nghèo lên đến 16%; việc đi lại chủ yếu bằng phương tiện thuỷ, đời sống người dân vô vàn khó khăn; đến nay toàn xã có hơn 86 km lộ bê-tông, trong đó, đường trục liên ấp đạt gần 60%, đường ngõ xóm đạt hơn 30%, nhiều tuyến được san ủi bằng phẳng, đảm bảo thông thoáng, không lầy lội vào mùa mưa.

Lộ nông thôn được bê-tông hoá, nhiều tuyến được san ủi bằng phẳng, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ cho người dân đi lại thuận tiện.

“Lúc đầu lộ làng chưa có, Bí thư xã tất bật đi vận động bà con làm lộ, trồng hàng rào cây xanh, còn các anh cán bộ xã thì vận động bà con phải có ý chí làm ăn thoát nghèo xã mới đạt chuẩn NTM được. Từ đó, dân chúng tôi quyết tâm làm ăn, vươn lên để bằng với xã người ta”, anh Phạm Công Lý chân tình.

Cũng chính từ nhận thức đó mà từ “hộ nghèo bền vững”, được sự trợ giúp từ chính quyền địa phương, vay vốn 50 triệu đồng phát triển kinh tế, chỉ sau 1 năm chí thú làm ăn, gia đình anh Lý đã làm đơn xin thoát nghèo.

Nhờ được hỗ trợ 50 triệu đồng gia đình anh Phạm Công Lý đầu tư nuôi dê, heo giống, rắn ri tượng mang lại hiệu quả cao. 

Chị Ngô Mỹ Linh, vợ anh Lý, trải lòng: “Từ đồng vốn vay, gia đình chăn nuôi dê giống, heo giống, nuôi rắn ri tượng, gà. Cộng thêm thu nhập từ chồng tôi đi kéo tôm thuê, tôi ở nhà may quần áo gia công... tính ra trung bình mỗi tháng thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Thấy kinh tế cũng ổn nên tôi xin thoát nghèo".

Nuôi cua kết hợp trong vuông tôm đã đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho mỗi hộ dân. 

Cũng như gia đình anh Lý, sau 3 năm cầm sổ hộ nghèo bởi không đất sản xuất, cuộc sống chỉ trông chờ vào tiền kéo tôm thuê, gia đình anh Lâm Vũ An, ấp Tân Điền B, xã Tạ An Khương chính thức thoát nghèo từ việc chăn nuôi gà và bán rau cải. Anh An chia sẻ: “Cũng nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ mà gia đình giờ đã thoát được nghèo. Vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng NTM, thấy vui và tự hào lắm”.

Quyết tâm giữ vững danh hiệu

Từ quyết sách “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên, cán bộ xã luôn đi đầu, tiên phong trong mọi phong trào, vận động bà con đóng góp tiền của, công sức với tổng đóng góp đến nay trên 131 tỷ đồng. Ngoài ra, xã còn tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trên 18,5 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Lê Minh Dương bộc bạch: “Công tác xã hội hoá xây dựng NTM được thực hiện khá tốt. Đặc biệt, địa phương vận động những người con quê hương đã thành đạt, làm ăn ở xa cùng đóng góp xây dựng lộ làng, cầu, đường thông thoáng, góp phần phát triển kinh tế địa phương”.

Trung tâm hành chính xã Tạ An Khương được xây dựng khang trang.

Từ những bước đi thiết thực, vững chắc, hiện toàn xã chỉ còn 87 hộ nghèo, chiếm 3,65%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện kế chính trên 98%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng/năm, trường học đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất văn hoá được đầu tư đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, chăm lo đời sống tinh thần của người dân.

Toàn xã có 3/4 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 75%, đảm bảo điều kiện học tập cho con em trên địa bàn.

 

Tỷ lệ người dân trong xã tham gia BHYT đạt 87,51%.

Ông Dương đúc rút kinh nghiệm: “Quan trọng là phải vực dậy ý thức tự thoát nghèo của người dân, việc giảm nghèo mới bền vững được”.

Anh Lý phấn khởi: “Gia đình tôi và bà con ở đây quyết tâm làm ăn để cuộc sống phát triển hơn nữa. Giờ ai có nhu cầu nuôi dê, nuôi rắn tôi sẵn sàng bán thiếu, để mọi người cùng phát triển, để xã có thể giữ vững NTM lâu dài. Mấy hôm trước gặp anh bạn cũ, tôi khoe: “Xã tôi giờ đạt chuẩn NTM rồi nghen" ”.

Thế mới thấy, khi người dân đã có ý thức thì chuyện xây dựng NTM không còn khó nữa, đúng với câu “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Dù một số tiêu chí chỉ vừa đạt so với ngưỡng quy định, nhưng bằng sự quyết tâm, đồng lòng cùng với lộ trình hợp lý, tin rằng thời gian tới Đảng bộ, nhân dân xã Tạ An Khương sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn NTM./.

Hồng Nhung 

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ