ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 12:05:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gắn kết quân - dân vùng biên giới

Báo Cà Mau Vận động hội viên phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tham gia phát triển kinh tế; kết hợp tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội... có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình “Ðồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

Khánh Bình Tây là xã ven biển thuộc huyện Trần Văn Thời, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, kinh tế - xã hội địa phương không ngừng được đầu tư phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Toàn xã hiện còn 68 hộ nghèo, 117 hộ cận nghèo, 86 hộ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của Chương trình “Ðồng hành cùng phụ nữ biên cương” và Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020-2025; Ðồn Biên phòng (ÐBP) Sông Ðốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Khánh Bình Tây triển khai nhiều hoạt động phối hợp, mang lại kết quả nổi bật.

Bộ đội Biên phòng thường xuyên lồng ghép các hoạt động tuyên truyền cho hội viên phụ nữ.

Tiêu biểu là mô hình “Hũ gạo nhân ái”, được 2 đơn vị phối hợp triển khai thực hiện từ tháng 12/2022. Ðây là mô hình “Dân vận khéo” được triển khai đầu tiên trên địa bàn xã, thị trấn ven biển huyện Trần Văn Thời. Thông qua mô hình nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho hội viên phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, không nơi nương tựa trên địa bàn.

Chị Nguyễn Kiều Diễm, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình Tây, cho biết: "Mô hình “Hũ gạo nhân ái” được ÐBP Sông Ðốc và Hội LHPN xã duy trì thực hiện thời gian qua có sức lan toả lớn. Những nắm gạo được tiết kiệm hằng ngày của chiến sĩ biên phòng và hội viên phụ nữ phần nào hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, tạo sợi dây gắn kết, tương trợ giữa quân và dân, giữa đoàn thể với Nhân dân, để lại dấu ấn tốt đẹp về tình đoàn kết, tạo sự đồng thuận, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững”.

Ðồn Biên phòng Sông Ðốc và Hội LHPN xã Khánh Bình Tây hỗ trợ gạo cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ðiểm nổi bật là mô hình được duy trì đều đặn hằng tháng, luân phiên hỗ trợ tại các ấp trong toàn xã, từ 10-15 hộ, khoảng 150-225 kg, nguồn lực thực hiện bằng sự tiết kiệm của BÐBP và hội viên phụ nữ xã, kết hợp vận động từ các mạnh thường quân tài trợ. Từ khi triển khai đến nay, mô hình hỗ trợ được 155 suất (tương đương hơn 2,3 tấn gạo), tổng trị giá gần 35 triệu đồng.

Bà Hữu Thị Ly, hội viên ấp Cơi Tư, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, xúc động: “Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, nhà hiện có 3 khẩu, vợ chồng tôi năm nay đã 73 tuổi, không còn khả năng đi làm thuê như trước đây, được nhận gạo hỗ trợ, gia đình tôi mừng lắm. 15 kg gạo đủ ăn trong nửa tháng. Tôi thấy mô hình “Hũ gạo nhân ái” rất có ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết quân dân, bà con trong xã đồng tình cao. Gia đình tôi rất biết ơn”.

Lồng ghép tại các buổi trao tặng gạo, ÐBP Sông Ðốc kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vận động hội viên phụ nữ và gia đình tham gia cùng với BÐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đấu tranh, phòng chống và tố giác tội phạm vi phạm chủ quyền biên giới, buôn lậu, mua bán người (nhất là phụ nữ và trẻ em). Ðồng thời, tuyên truyền nâng cao cảnh giác không để kẻ xấu lôi kéo, kích động, gây mất đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc; không tham gia các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, loại bỏ các tập quán lạc hậu, đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hoá...

Thiếu tá Trần Thanh Ngoan, Bí thư Ðảng uỷ, Chính trị viên ÐBP Sông Ðốc, chia sẻ: “Qua triển khai mô hình “Hũ gạo nhân ái” cũng là hình thức trực tiếp củng cố, phát huy hơn nữa truyền thống gắn bó máu thịt quân dân. Nơi đâu Nhân dân còn khó khăn, BÐBP luôn đồng hành, hỗ trợ bà con. Cùng với đó, sự gắn kết trong các hoạt động giữa 2 đơn vị chính là cánh tay nối dài để BÐBP quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đấu tranh phòng, chống hiệu quả với các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn. ÐBP Sông Ðốc và Hội LHPN xã Khánh Bình Tây sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa mô hình, huy động tối đa mọi nguồn lực trong Nhân dân, kết hợp vai trò của các ngành, tổ chức chính trị xã hội, để hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nói chung và hội viên phụ nữ trên địa bàn nói riêng”./.

 

Hoàng Tặng

 

Bộ đội biên phòng Cà Mau tập trung xây dựng đơn vị chính quy, chấp hành kỷ luật

Chiều 10/10, tại Đồn Biên phòng Tân Tiến, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng đơn vị điểm về chính quy, chấp hành kỷ luật đối với Đồn Biên phòng (ĐBP) Tân Tiến và Đồn Biên phòng Tân Tiến. Đại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bắt giữ tàu chở hơn 70 ngàn lít dầu trái phép

Tàu chở trên 70 ngàn lít dầu DO trái phép bị bắt giữ trên vùng biển Tây Nam đã được dẫn giải về Cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4) tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Phối hợp bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, việc phối hợp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) được sự quan tâm tích cực từ các đơn vị (Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Cùng với đó, thông qua công tác phối hợp đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt nhiều kết quả quan trọng".

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.