ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-10-24 08:34:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Báo Cà Mau Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

“Dông, lốc, sét, gió giật mạnh xuất hiện với cường độ mạnh; gió mùa Tây Nam mạnh gây thời tiết nguy hiểm trên biển và mưa lớn diện rộng trên đất liền trong tháng 10 và nửa tháng 11, là những hiện tượng thời tiết nguy hiểm cần được chủ động đề phòng”, ông Trịnh Xuân Hưng, Giám đốc Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, nhận định.

Các hiện tượng thời tiết trên nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt là bà con trực tiếp ra khơi đánh bắt thuỷ sản trên biển. Ngoài ra, mưa lớn kết hợp với triều cường gây ngập cục bộ đường giao thông, vùng trũng, thấp ven sông, ven biển... cũng là các loại hình thiên tai cần chủ động đề phòng.

Thời gian qua, tỉnh không chỉ vận dụng nguồn ngân sách mà còn xã hội hoá đầu tư các công trình chống sạt lở khu vực ven biển. (Trong ảnh: Kè chống sạt lở khu vực Khai Long, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển).

Thời gian qua, tỉnh không chỉ vận dụng nguồn ngân sách mà còn xã hội hoá đầu tư các công trình chống sạt lở khu vực ven biển. (Trong ảnh: Kè chống sạt lở khu vực Khai Long, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển).

Ðể giúp ngư dân ngày một chủ động, an toàn hơn trước các loại hình thời tiết, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện. Một trong những nỗ lực đáng ghi nhận và góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai là đến thời điểm này, 100% tàu cá đang hoạt động được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá theo quy định.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, nhận định: "Hiện nay, 100% tàu cá xuất, nhập bến được kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm soát biên phòng. Ngoài ra, việc phối hợp với các tỉnh và lực lượng chức năng liên quan đến công tác quản lý tàu cá được triển khai thực hiện khá tốt, không chỉ chống khai thác IUU mà còn góp phần quan trọng trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai".

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, kiểm soát tàu cá đang được triển khai ở tất cả các cửa biển trên địa bàn tỉnh. Trong đó, phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá và ứng dụng Bảng dữ liệu Excel Online trên nền tảng Google Sheets là hai phần mềm góp phần nâng cao hiệu quả trong chống khai thác IUU, giúp quản lý tàu cá thuận lợi hơn trong mùa mưa bão.

Nhờ áp dụng công nghệ thông tin nên việc kiểm soát phương tiện tàu cá ra vào cửa biển hiện nay thuận tiện hơn.

Ông Vũ cho biết thêm, phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá liên thông với tất cả các cảng cá, văn phòng IUU và trạm kiểm soát biên phòng trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng chức năng kiểm soát tàu cá, thống kê khi tàu cá ra, vào cửa biển.

Với những giải pháp đã được triển khai, việc quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá trên biển trong mùa mưa bão đã và đang đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là 423 tàu cá thuộc nhóm phương tiện nhỏ, khai thác ven bờ mà nhiều người quen gọi là tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Việc quản lý, kiểm soát các phương tiện này vô cùng khó khăn, do trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cửa biển, cửa sông thông ra biển, trong khi lực lượng chức năng còn rất mỏng.

Theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh, với tình hình bão, ATNÐ thực tế trên địa bàn tỉnh, nếu đối chiếu Ðiều 41 trong Quyết định số 18/2021/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì mức độ rủi ro do bão, ATNÐ có khả năng cao nhất ở cấp 3. Riêng gió mạnh trên biển thường xuyên xuất hiện vào các tháng gió mùa Ðông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Những năm qua, trên vùng biển tỉnh thường xuyên có gió mạnh, sóng lớn, với sức gió từ cấp 5-7, giật cấp 8-9, làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thuỷ sản của ngư dân, với mức độ rủi ro có khả năng cao nhất ở cấp 2.

Hiện nay, với hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động trên biển được theo dõi, giám sát 24/7. Ðồng thời, để quản lý tàu cá, ngoài tuần tra, kiểm soát trên biển, tỉnh còn thành lập thêm 9 chốt kiểm tra, kiểm soát lưu động tại các cửa biển không có trạm kiểm soát biên phòng. Tất cả nhằm kiểm soát chặt chẽ, không để tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình và thiếu thủ tục, giấy tờ, không đảm bảo thiết bị an toàn... ra biển hoạt động.

Bão, ATNÐ kéo theo mưa lớn, gió mạnh, sóng lớn và nước biển dâng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình, sản xuất và ảnh hưởng đời sống người dân.

Thời gian qua, tỉnh không chỉ vận dụng nguồn ngân sách mà còn xã hội hoá đầu tư các công trình chống sạt lở khu vực ven biển. (Trong ảnh: Kè chống sạt lở khu vực Khai Long, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển).Thời gian qua, tỉnh không chỉ vận dụng nguồn ngân sách mà còn xã hội hoá đầu tư các công trình chống sạt lở khu vực ven biển. (Trong ảnh: Kè chống sạt lở khu vực Khai Long, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển).

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết: "Ðể từng bước nâng cao khả năng chống chịu với thiên tai, tỉnh đã và đang tiếp tục kết hợp các nguồn lực đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đê điều, hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn giữ ngọt, khu dân cư kết hợp phòng chống thiên tai... để góp phần ổn định sản xuất và đời sống người dân vùng thiên tai".

Tỉnh cũng đã xác định các điểm nóng về thiên tai và đã triển khai các giải pháp chuẩn bị trước khi có thiên tai. Ðặc biệt, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác đến các cấp, các ngành và Nhân dân, với thông tin dự báo cụ thể, rõ ràng, để người dân hiểu và không chủ quan.

 Đoạn Đá Bạc vẫn là một trong những nơi sạt lở nguy hiểm.

Ông Trịnh Xuân Hưng, Giám đốc Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, cho biết: "Theo dự báo, từ tháng 10-12 trên biển Ðông có khả năng xuất hiện khoảng 4-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền. Mùa bão có khả năng kết thúc muộn, đến những tháng cuối năm vẫn có khả năng xuất hiện bão, ATNÐ trên biển Ðông và có khả năng di chuyển vào vùng biển và đất liền khu vực Nam Bộ. Ðáng chú ý, xác suất 80-90% hiện tượng La Nina xuất hiện từ tháng 10 và kéo dài sang các tháng đầu năm 2025, có dấu hiệu tương tự mùa mưa bão năm 2020. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm".

 

Nguyễn Phú

 

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.