ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:34:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biển có vững, bờ mới yên

Báo Cà Mau Việt Nam là quốc gia ven biển, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc từ ngàn đời nay. Biển đảo nước ta, trong đó có Cà Mau, không chỉ có vị trí chiến lược hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn mang trong mình tiềm năng kinh tế lớn, cả về thuỷ sản, khoáng sản quý, cũng như giao thương đường biển, phát triển du lịch...

Từ vị trí quan trọng của biển đảo, Ðảng và Nhà nước thời gian qua đã có nhiều quyết sách phát triển kinh tế biển với chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm để trở thành quốc gia mạnh về biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.

Bài 1: Sáng mãi truyền thống anh dũng

Ba hồi còi vang dài, tàu KN 290 từ từ rời cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến hải trình đưa 222 đại biểu đoàn công tác số 16 ra thăm quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Mỗi đại biểu trên tàu đến từ các tỉnh, thành khác nhau, vị trí công tác khác nhau nhưng tất cả đều có chung cảm xúc háo hức, mong đợi, mong sớm được đặt chân lên Trường Sa để gặp gỡ, thăm hỏi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi đây, để ngắm biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi.

May mắn tháp tùng cùng đoàn, trong hải trình lần này, tôi được đến thăm chiến sĩ và Nhân dân đang công tác, sinh sống tại các đảo: Len Ðao, Sinh Tồn Ðông, An Bang, Ðá Ðông C, Ðá Tây B, Trường Sa và Nhà giàn DK1/9. Với mỗi thành viên trong đoàn, chuyến công tác lần này chắc chắn sẽ đọng lại nhiều cảm xúc khó phai, củng cố thêm tình yêu biển đảo, đặc biệt đối với những người lần đầu được đến thăm quần đảo Trường Sa như tôi.

Chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn được huấn luyện thuần thục kỹ năng để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ biển đảo.

Nhiều chiến tích trở thành huyền thoại

Qua hoạt động thăm hỏi, động viên quân, dân trên đảo, cũng như tham dự lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ, các thành viên đoàn công tác không chỉ xúc động trước sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn tiếp thêm động lực, niềm tin để tiếp tục cống hiến hết sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Hiểu thêm về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và những chiến thắng vẻ vang của Hải quân Nhân dân Việt Nam, niềm tự hào trong lòng mỗi người càng được nhân lên. Hải quân là lực lượng nòng cốt đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, lập nên nhiều thành tích, chiến công xuất sắc, đặc biệt xuất sắc, xây đắp nên truyền thống “chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng”.

Kể từ khi mới thành lập (ngày 7/5/1955), Hải quân Nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công đi vào sử sách. Chiến thắng trận đánh từ ngày 2-5/8/1964 là một trong số những chiến công ấy. Với ý chí quyết tâm dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng quân xâm lược, ngày 2/8/1964, Phân đội 3, Ðoàn 135 đã mưu trí, dũng cảm đánh đuổi tàu khu trục Ma đốc của Mỹ ra khỏi vùng biển miền Bắc. Ðến ngày 5/8, các đơn vị hải quân đã phối hợp với quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng anh dũng chiến đấu, bắn rơi 118 máy bay, bắn bị thương 102 chiếc khác và bắn bị thương 45 tàu chiến Mỹ.

Nhắc đến Hải quân Nhân dân Việt Nam hẳn không ai không biết đến con đường huyền thoại để vận chuyển lực lượng, vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam, “đường Hồ Chí Minh trên biển Ðông”. Cùng với Ðoàn 559 mở đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn thì Ðoàn 759 (tiền thân của Ðoàn 125) được thành lập để mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Với ý chí “tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 759 đã mưu trí, sáng tạo nhiều phương thức hoạt động vận chuyển kịp thời, đúng thời cơ hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men và hàng chục ngàn lượt người đến với chiến trường khó khăn nhất, góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam. Ðường Hồ Chí Minh trên biển Ðông mãi mãi trở thành con đường huyền thoại.

Kiên trung nơi đầu sóng

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh; kiên cường, kiên quyết, kiên trì trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn Ðông hướng dẫn tàu cập đảo.

Sau gần 2 ngày rời cảng Cát Lái, nghe đài chỉ huy tàu KN 290 phát thông báo “tàu chuẩn bị cập đảo Len Ðao”, ngay lập tức các thành viên đoàn công tác đã có mặt bên mạn tàu, boong tàu để được ngắm nhìn biển đảo quê hương. Nhiều thành viên không giấu được cảm xúc rưng rưng. Cảm xúc ấy càng dâng trào hơn sau khi được nghe diễn văn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tại vùng biển Cô Lin, Len Ðao, Gạc Ma.

Sau lễ tưởng niệm, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Tôi thật sự xúc động và cảm phục trước sự anh dũng của các chiến sĩ. Trước đây, tôi từng được xem những thước phim tư liệu quý về các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam. Các anh đã dũng cảm, ngoan cường chiến đấu để cắm những cột mốc chủ quyền biển đảo. Dù biết sẽ hy sinh nhưng tất cả các chiến sĩ vẫn một lòng bám biển, bám đảo, giữ nguyên vị trí, kiên quyết giữ đảo. Chúng tôi luôn tự hào vì sự hy sinh của các anh”.

Rời Len Ðao, chúng tôi lại tiếp tục hải trình, lần lượt đến với đảo Sinh Tồn Ðông, An Bang, Ðá Ðông C, Ðá Tây B, Trường Sa Lớn và Nhà giàn DK1/9. Mỗi nơi đến, niềm tin về sự kiên cường, kiên quyết, giữ vững toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc càng được củng cố hơn trong lòng mỗi chúng tôi.

Tại Trường Sa Lớn, trung tâm huyện đảo Trường Sa, điểm đến thứ 6 trong hải trình, bài Quốc ca hào hùng của dân tộc cùng 10 lời thề danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam vang lên trong gió giữa biển trời mênh mông đã thay lời quân dân nơi đây, “luôn luôn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc”. Trung tá Trần Quang Phú, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa, cho biết, những năm qua, quân và dân trên đảo Trường Sa luôn nhận được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, chính quyền các cấp, Nhân dân và doanh nghiệp trong, ngoài nước cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự quan tâm này tiếp thêm sức mạnh để xây dựng Trường Sa "mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp cảnh quan, môi trường, mẫu mực tình đoàn kết quân - dân"./.

 

Nguyễn Phú

Bài 2: Ðiểm tựa vững chắc của ngư dân

 

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.