ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 08:23:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tác giả có 4 tác phẩm sân khấu phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc

Báo Cà Mau Trong đời văn nghệ sĩ nói chung và kịch tác gia nói riêng, chỉ cần có 1 vở kịch được phục vụ Ðại hội Ðảng toàn quốc cũng là quá vinh dự, nhưng Nhà văn, Nhà viết kịch Học Phi lại chiếm kỷ lục: ông có 3 vở diễn phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc. Chắc tác giả phấn khởi không chỉ 3 lần mà gấp 10 lần hơn.

Nhà văn, Nhà viết kịch Học Phi.            Ảnh tư liệu

Trong đời văn nghệ sĩ nói chung và kịch tác gia nói riêng, chỉ cần có 1 vở kịch được phục vụ Ðại hội Ðảng toàn quốc cũng là quá vinh dự, nhưng Nhà văn, Nhà viết kịch Học Phi lại chiếm kỷ lục: ông có 3 vở diễn phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc. Chắc tác giả phấn khởi không chỉ 3 lần mà gấp 10 lần hơn.

Ðại hội Ðảng lần thứ III, ông có vở Một đảng viên. Ðại hội III là đại hội đầu tiên họp ở Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-10/9/1960. Ðây là vở kịch nói, ông viết từ năm 1959 sau chuyến đi thực tế ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Nhân vật chính là Minh, một đảng viên trẻ hoạt động trong nội thành Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ trước. Kịch Một đảng viên được diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội để chào mừng đại hội. Ðêm ấy, Nhà văn Học Phi vừa là tác giả và là khán giả, lại là dịch giả nữa, vì dự xem biểu diễn có cả đoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Pháp nhân sang dự đại hội.

Ðại hội Ðảng lần thứ IV, họp ở Hà Nội từ 14-20/12/1976, vở chèo Ni cô Ðàm Vân của ông được chọn biểu diễn phục vụ đại hội. Ðây là Ðại hội Ðảng sau khi đất nước thống nhất. Nội dung của vở chèo Ni cô Ðàm Vân vẫn là đề tài cách mạng kháng chiến chống Pháp, các chiến sĩ cộng sản dựa vào các nhà chùa, đóng giả nhà sư đi tu để gây dựng phong trào cách mạng. Bối cảnh xảy ra chính ở vùng Nam Hưng Yên, quê hương của Nhà văn Học Phi.

Nhà văn, Nhà viết kịch Học Phi.            Ảnh tư liệu

Ðại hội Ðảng lần thứ V họp tại Hà Nội từ 27-31/3/1982, Nhà văn Học Phi có 2 vở phục vụ đại hội với vở chèo Cô hàng rau và vở kịch nói Hoàng Lan. Cả 2 vở được biểu diễn 2 đêm liền ở Hội trường Ba Ðình, cũng là nơi diễn ra đại hội, có các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc tới xem như: Trường Chinh, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Tố Hữu.

Nhà văn Học Phi còn cho biết: Ðêm ấy khi kết thúc, đồng chí Trường Chinh vào hậu trường bắt tay và thân mật nói với diễn viên: "Tôi rất xúc động được các đồng chí cho sống lại cái không khí hoạt động cách mạng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Ðông Dương. Trong kịch có màn biểu tình ở bến Phà Ðen vào tháng 8/1939. Chính tôi đã diễn thuyết trong cuộc biểu tình này…".

Sau đại hội theo yêu cầu của công chúng cả nước các vở kịch phục vụ Ðại hội Ðảng của hội nghị phát trên Ðài Tiếng nói Việt Nam vào buổi tối chương trình sân khấu truyền thanh lần đầu tiên. Tác giả Nhà văn Học Phi đã nhận được hơn một trăm lá thư cảm ơn và đề nghị phát lại nhiều lần.

Qua 3 kỳ Ðại hội Ðảng, từ năm 1960-1982, Nhà văn Học Phi đã có tới 4 tác phẩm sân khấu phục vụ. Sự thành công và vinh dự ấy thật phi thường./.

Lê Hồng Thiện

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).