ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 17:26:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tác nghiệp trong " đại dịch": Cẩn trọng và tuân thủ an toàn

Báo Cà Mau (CMO) “Vậy là đã có phóng viên dính Covid-19. Cảm ơn cả nhà đã hỏi thăm cả ngày hôm nay. Em thông báo: Em rất khoẻ, Vnews nhà em hiện tại cũng khoẻ. Mong là khoẻ ít nhất hết dịch, sau dịch sẽ là cực khoẻ. Love all. Queen of Corona”, dòng trạng thái Facebook đăng tải ít phút sau khi báo chí đưa tin về ca bệnh số 183 ở Hà Nội; là nữ phóng viên có tiếp xúc gần (phỏng vấn) với bệnh nhân số 148 ngày 12/3.

Trong trạng thái sức khoẻ lẽ ra là lo lắng, sợ hãi, nhưng nữ phóng viên vẫn không quên trấn an dư luận bằng dòng tin dễ thương như thế. 

Những "chiến binh" dũng cảm

Tác nghiệp trong “đại dịch”, phóng viên phải luôn tuân thủ quy tắc an toàn theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trước tình trạng đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên phạm vi toàn cầu với số ca mắc ngày một tăng, nhiều nhà báo, phóng viên trên thế giới trở thành những “chiến binh” dũng cảm lao vào “tâm dịch” để truyền tải đúng, đủ, chính xác nhất về Covid-19. Và ở Việt Nam, ngay khi chưa xuất hiện ca bệnh nào và chưa rõ sức “công phá” của loại vi-rút chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người đến mức độ nào, thì những nhà báo, phóng viên luôn ở đầu nguồn sự kiện để đưa tin chân thực, khách quan, định hướng dư luận nhanh chóng, kịp thời, góp phần chung tay ngăn chặn, đẩy lùi Covid-19.

Bất ngờ, lo lắng, nhưng xen lẫn sự thán phục khi nhìn tấm ảnh cả ê-kíp “phóng viên hiện trường” trong bộ quần áo bảo hộ trùm kín với dòng tin “Đã 5 ngày “chinh chiến”, bám trụ nơi này!”. Đó là những đồng nghiệp ở tỉnh An Giang tác nghiệp tại Trường Quân sự tỉnh, nơi theo dõi cách ly tập trung 233 công dân từ Hàn Quốc trở về Việt Nam, cũng là “điểm nóng” đầu tiên ở tỉnh. Tất cả ê-kíp đã ở đó trọn vẹn 14 ngày. 

Kết thúc 336 giờ (từ ngày 5-19/3), công tác “lạ lùng” nhất trong quá trình làm báo của mình, chị Phạm Gia Khánh, phóng viên báo An Giang đã có loạt bài viết 5 kỳ, ghi chép, phản ánh về những câu chuyện cụ thể, riêng lẻ của từng người được quy tụ lại trong góc nhìn của một nhà báo, với đủ cung bậc cảm xúc đáng nhớ, mà chính phóng viên Gia Khánh và các nhân vật đã khắc ghi trong lòng. 

Theo dõi Facebook của chị trong suốt thời gian đó, mới thấy sự nỗ lực làm tròn trách nhiệm của người làm báo đối với công chúng. Phóng viên Gia Khánh cập nhật thường xuyên tình hình, định hướng dư luận, nhất là khi trên mạng xã hội loang tin: “Tại Long Xuyên (An Giang), một số trường hợp công dân trở về từ vùng dịch đang được theo dõi, cách ly, nghi vấn nhiễm dịch bệnh Covid-19”. Ngay lập tức, chị Gia Khánh đưa tin tại hiện trường là: “Sức khoẻ tất cả những công dân được cách ly rất ổn định, chưa có trường hợp nghi nhiễm bệnh”. 

“Tôi là phóng viên duy nhất (cùng với 2 cán bộ tuyên truyền của Phòng Chính trị) có mặt tại hiện trường. Khi các khâu sắp xếp cuối cùng hoàn tất, nhóm tác nghiệp chúng tôi vẫn tiếp tục ghi chép ý kiến của Bộ CHQS tỉnh, mở laptop viết tin, dựng hình. Mỗi từ ngữ, hình ảnh được cân nhắc thật kỹ, nhằm phản ánh chính xác nhất, đầy đủ và phù hợp nhất cho công chúng. Việc cách ly tập trung là thủ tục hoàn toàn bình thường, theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhưng đối với người dân nông thôn, ở khu vực biên giới như An Giang, nếu đưa tin không rõ ràng, sẽ gây hoang mang dư luận, phản ứng tiêu cực. Làm báo hơn 10 năm, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy áp lực về mặt thông tin nặng nề như thế”, một đoạn trong bài viết của chị Gia Khánh. Đoạn khác viết: “Chúng tôi kết thúc ngày cũ vào rạng sáng ngày mới. Điều tôi nghĩ đến nhiều nhất trước khi chìm vào giấc ngủ, đó là: thông tin được đăng tải trên báo An Giang sáng hôm sau, liệu có đạt hiệu quả tích cực như chúng tôi kỳ vọng?”.

Cũng là phóng viên thực hiện tin, bài về tình trạng dịch bệnh lần này, tôi “sốc” vì trên mạng xã hội có quá nhiều tin giả, nó xuất hiện rất nhanh, hấp dẫn và lan truyền, phát tán rộng khắp. Tin giả còn biến thành tin đồn đời thực, được “tam sao thất bản” khiến dư luận hoang mang về những con số sai lệch, những cách chữa trị Covid-19 không căn cứ khoa học... Trong khi mỗi ngày Bộ Y tế tích cực cung cấp thông tin, số liệu đúng, đầy đủ nhất thông qua các kênh thông tin: tin nhắn điện thoại, Zalo, báo chí… 

Những đồng nghiệp tại Cà Mau cũng đã và đang dốc sức nỗ lực trong “trận chiến” chống dịch. Đặc biệt là khi Cà Mau tiếp nhận thêm 80 người ngoài tỉnh về cách ly tại khu cách ly tập trung của tỉnh. Họ cũng trở thành những “chiến binh”, dù không ở hiện trường suốt 14 ngày cách ly, nhưng tìm hiểu đầu mối thông tin từ cơ quan chức năng và những ghi nhận thực tế, đã thông tin chính xác và kịp thời nhất. Có phóng viên “lăn xả” vào tận khu cách ly để ghi nhận lại những hình ảnh sinh hoạt của người dân, đặc biệt là công việc thầm lặng của những y, bác sĩ, nhân viên làm nhiệm vụ ở khu cách ly để độc giả hiểu hơn, an tâm hơn và chung tay trách nhiệm cùng đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tất nhiên, trong bất kỳ trường hợp tác nghiệp nào, phóng viên, nhà báo phải luôn tuân thủ quy tắc an toàn theo hướng dẫn của ngành y tế. 

Trước khó khăn, thách thức hiện nay là tin giả hoành hành, phát tán nhanh, rộng. Dù biết rằng việc đưa tin về dịch Covid-19 có thể gặp rủi ro, song, những người làm báo như chúng tôi hiểu rằng, chúng tôi phải là những người cần hành động ngay để cung cấp thông tin chính xác nhất, đúng, đủ và cách truyền tải thông tin cũng phải thực sự hiệu quả, thu hút người xem. Không chỉ “chiến đấu” với “đại dịch”, mà phải “chiến đấu” với tin giả, tin đồn thất thiệt.

 “Các đồng nghiệp báo chí cẩn trọng!”

Đó là dòng trạng thái Facebook nhắc nhở của PGS.TS Hà Huy Phượng đăng tải trên trang cá nhân. Ông viết: “Các đồng nghiệp yêu quý của tôi đã có công lao rất lớn, đưa tin nóng, nhanh, khách quan tại mặt trận chống giặc Covid-19. Nhưng không phải trường hợp nào các bạn cũng lăn xả vào “chiến đấu” để có tin nhanh, tin nóng các đồng nghiệp nhé! Hiện đang có hàng trăm phóng viên tác nghiệp ở các hiện trường dịch bệnh trong và ngoài nước. “Mặt trận” không tiếng súng này hiểm nguy lắm. Bạn không những rất dễ lây nhiễm, dương tính với Covid-19, phải cách ly, gây khó cho xã hội mà còn là nguồn lây lan dịch bệnh cho đồng nghiệp, người thân”. 

PGS.TS Hà Huy Phượng cho rằng, Bộ Thông tin - Truyền thông, Cục Báo chí, Cục Phát thanh -  Truyền hình và Thông tin điện tử, các cơ quan báo chí cần thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các nhà báo tác nghiệp đúng nguyên tắc trong môi trường nguy hiểm.  

Thực tế và cũng là điều cực kỳ quan trọng đối với nhà báo, phóng viên tác nghiệp trong “đại dịch” này: Phải hiểu, cẩn trọng và tuân thủ an toàn, nghiêm túc thực hiện mọi biện pháp phòng dịch để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn hết, càng phải hiểu giới hạn của bản thân để không trở thành người bị nhiễm bệnh, phát tán, lây lan cho cộng đồng./.

Băng Thanh

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.