ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 17:53:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tắc trách trong quản lý đất công ở Sông Đốc

Báo Cà Mau (CMO) Nông trường Sông Đốc được thành lập tháng 12/1977 với tổng diện tích đất được giao là 1.350 ha. Đến tháng 10/1992, nông trường này chính thức đổi tên thành Nông trường Quốc doanh Sông Đốc. Hình thức sản xuất kinh doanh ban đầu là nông nghiệp, trồng cây lâu năm nhưng kém hiệu quả.

Đến năm 1994, nông trường chủ trương chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa. Ngày 11/5/2005, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Nông trường Quốc doanh Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời và giao toàn bộ diện tích đất thu hồi cho UBND thị trấn Sông Đốc quản lý.

Như vậy, sau 28 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, do hoạt động chưa phát huy hiệu quả tương xứng với tiềm năng nên Nông trường Quốc doanh Sông Đốc đã kết thúc sứ mệnh mô hình kinh tế tập thể quốc doanh của mình.

Sau khi giải thể, diện tích đất được giao về cho UBND thị trấn Sông Đốc quản lý. Cũng từ công tác quản lý đất đai chưa đảm bảo thực hiện đúng theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn đã và đang tạo nhiều dư luận không tốt. Thậm chí, Nhân dân còn gởi đơn tố cáo có cá nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo để thừa cơ trục lợi.

Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Quốc Thanh cho biết: "Sự việc liên quan đến công tác quản lý đất đai thuộc diện tích đất của Nông trường Quốc doanh Sông Đốc ngày trước của UBND thị trấn Sông Đốc như Nhân dân tố giác là có đang diễn ra. Quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ là kiên quyết và triệt để. Đồng thời, sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm (không loại trừ cán bộ, đảng viên)".

Theo nguồn tin Báo Cà Mau có được, sau khi giải thể Nông trường Quốc doanh Sông Đốc, ngoài phần diện tích đất được giao khoán cấp cho cá nhân từng là cán bộ của nông trường và Nhân dân theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì phần còn lại được UBND thị trấn Sông Đốc cho thuê. (Việc cho thuê phần diện tích đất chủ yếu khoảng 40 ha, thuộc khu vực Khóm 9, thị trấn Sông Đốc - PV).

Cùng với thời điểm sau năm 2005, xét thấy tính năng động và lợi thế của đô thị ven biển, tỉnh có chủ trương, kế hoạch phát triển đô thị Sông Đốc từ thị trấn lên thị xã, nâng đô thị Sông Đốc trở thành đô thị loại 4… Kéo theo đó là hàng loạt những công trình dân sinh, công cộng và hạ tầng được đầu tư. Giá đất vì thế cũng tăng vọt.

Nhu cầu san lấp mặt bằng để sản xuất kinh doanh bắt đầu phát triển. “Gia đình tôi cũng có nhu cầu san lấp. Giá san lấp khoảng năm 2014-2015 là 55.000 đồng/m3. Tôi đã chi trên 100 triệu đồng”, ông Lê Quang Chiến, Khóm 9, thị trấn Sông Đốc, cho biết.

Nguồn gốc đất bùn san lấp cho ông Chiến cũng như nhiều hộ dân khác được thông qua chủ xáng thổi. “Còn việc hút đất ở đâu để thổi san lấp không ai quan tâm", ông Chiến nói.

Đến nay, chỉ tính riêng khu vực ven tuyến lộ trung tâm thị trấn Sông Đốc qua Khóm 8, 9 và 10 đã có vài chục ngàn khối đất thổi san lấp nền. Ông Ninh Công Phu, Khóm 10, thị trấn Sông Đốc đưa chúng tôi đến khu đất rộng khoảng 60-70 công trắng xoá nước và thông tin: Tất cả đất san lấp cho khu vực Khóm 9 và 10 của thị trấn được hút lên từ đây. Đây cũng là diện tích đất được UBND thị trấn Sông Đốc cho thuê lại sau khi trưng dụng theo Quyết định số 29/QĐ-UB năm 2005 của UBND tỉnh Cà Mau.

Ông Lê Quang Chiến, nguyên Bí thư Đảng uỷ Nông trường Quốc doanh Sông Đốc, xác nhận: "Khu vực khoảng 6-7 ha đất trong dự án cho thuê đã bị hút để san lấp mặt bằng hàng ngàn khối. Thời gian san lấp kéo dài 5-7 năm nay nhưng chưa thấy địa phương can thiệp".

Ngoài những bức xúc khi diện tích đất công bị khoan đào để kinh doanh trong lĩnh vực san lấp mặt bằng, Nhân dân còn bức xúc vấn đề khu vực đất bảo lưu ven sông (đoạn thuộc kinh Rạch Ruộng, ở Khóm 9) bị chia bán và hiện có rất nhiều ngôi nhà bề thế được xây dựng.

“Đây là thực trạng, hậu quả bước đầu xác định là do quản lý của địa phương không nghiêm dẫn đến một số hộ lợi dụng mua bán. Huyện cũng đã trình xin ý kiến tỉnh để giải quyết. Biện pháp mạnh tay là phải cưỡng chế trả lại hiện trạng. Xét thấy tính chất của vụ việc rất phức tạp nên Huyện uỷ chỉ đạo Công an huyện điều tra làm rõ”, ông Nguyễn Quốc Thanh thông tin thêm.

Theo ghi nhận của phóng viên, dãy đất được xác định là đất công thuộc tuyến bảo lưu ven sông (bờ kinh Rạch Ruộng, Khóm 9) với chiều dài khoảng 700 m, có hàng chục ngôi nhà xây dựng kiên cố.

Nhiều ngôi nhà khang trang được cho rằng đã xây dựng trên phần đất bảo lưu ven sông, đoạn bờ kinh Rạch Ruộng, Khóm 9, thị trấn Sông Đốc.Ảnh: PHONG TRÚC

Theo thông tin mới nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau vừa có Quyết định số 236/QĐ-STNMT về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND huyện Trần Văn Thời, UBND thị trấn Sông Đốc và UBND xã Khánh Hải. Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau Huỳnh Thanh Dũng, Trưởng Đoàn thanh tra, cho hay: "Sự việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin. Quyết định thanh tra sẽ được công bố vào khoảng cuối quý II năm nay".

Song song với quyết định thanh tra của Sở Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra Nhà nước tỉnh cũng đã lập đoàn thanh tra về nhiều nội dung liên quanh đến công tác quản lý, điều hành và sử dụng đất ở huyện Trần Văn Thời.

Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Nguyễn Minh Cảnh cũng vừa ký ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND, ngày 8/5/2017 về việc thành lập tổ xác minh xoay quanh nội dung tố cáo của Nhân dân liên quan đến các cá nhân trục lợi trong việc quản lý đất đai khu vực thị trấn Sông Đốc.
Phóng viên Báo Cà Mau sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sau khi các đoàn thanh tra công bố kết luận./.

Phong Trúc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).