ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:31:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tắc trách trong quản lý và sử dụng các công viên: Bài 2: "Chuyện lạ" ở công viên

Báo Cà Mau Cùng thời gian chỉ đạo xử lý sai phạm của dãy quán cà phê bờ hồ 1/5, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Cà Mau tổ chức thực hiện quy hoạch Công viên Văn hoá Hùng Vương và Công viên Hồng Bàng. Việc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường phục vụ nhu cầu hưởng thụ, rèn luyện sức khoẻ Nhân dân.

Cùng thời gian chỉ đạo xử lý sai phạm của dãy quán cà phê bờ hồ 1/5, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Cà Mau tổ chức thực hiện quy hoạch Công viên Văn hoá Hùng Vương và Công viên Hồng Bàng. Việc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường phục vụ nhu cầu hưởng thụ, rèn luyện sức khoẻ Nhân dân.

Để thực hiện công việc này, trước hết Phòng Quản lý đô thị thành phố và UBND thành phố phải tiến hành giải toả các hàng quán hiện hữu tại Công viên Văn hoá Hùng Vương, Công viên Hồng Bàng và các công trình văn hoá khác.

Ðiều chỉnh mỗi ki-ốt cắt giảm 8 mét vuông

Trước thời điểm ký kết hợp đồng giữa Phòng Văn hoá - Thông tin thành phố với Công ty TNHH Nhà hàng - Khách sạn Best Cà Mau (BEST CM) về việc mở các ki-ốt bán thức ăn, uống khu vực Công viên Văn hoá Hùng Vương thì phía BEST CM đã “trình làng” sản phẩm nhà di động.

Dãy ki-ốt trên đường Lưu Tấn Tài, Phường 5, TP Cà Mau (Công viên Văn hoá Hùng Vương).              Ảnh: PHONG PHÚ

Mặc nhiên, kích thước khi chế tạo mỗi ngôi nhà di động (ki-ốt) là 4 m x 6 m x 5 m. Khi ký hợp đồng kinh doanh cả hai bên đều không nhắc đến quy cách của mỗi ki-ốt. Sau khi hợp đồng ký kết, phía BEST CM cũng đã hợp đồng cho thuê lại các ki-ốt này với nhiều hộ kinh doanh khác.

Ðến tháng 1/2016, sau khi kiểm tra công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng, Sở Xây dựng có Công văn số 47/SXD-KTQH, ngày 11/1/2016 trình UBND tỉnh. Trong đó, có dự kiến về điều chỉnh diện tích xây dựng mỗi ki-ốt có diện tích mặt sàn khoảng 16 m2 (4 m x 4 m), quy mô 1 tầng (cao 3,4 m), 4 mái dốc, hình thức kiến trúc phải hài hoà với môi trường công viên cây xanh, đảm bảo mỹ quan đô thị thành phố.

Như vậy, với quy mô hiện hữu, thì mỗi ki-ốt của BEST CM phải hạ độ cao từ 5 m xuống 3,4 m; diện tích sàn từ 24 m2 xuống 16 m2. Nghĩa là, với 11 ki-ốt hiện hữu phải giảm tổng diện tích sàn 88 m2 trong khuôn viên rộng 21.000 m2.

Bà Huỳnh Thị Chenh, Giám đốc BEST CM, kiến nghị: “Do quy định về quy mô kiến trúc có sau khi các ki-ốt hoàn thành nên việc cắt giảm diện tích sàn là rất khó. Việc hạ độ cao xuống 3,4 m thì phía công ty có thể khắc phục, sửa chữa trong thời gian sớm nhất. Chi phí ước tính cho việc sửa chữa lại mỗi ki-ốt khoảng 35 triệu đồng; trong khi các dịch vụ chỉ mới kinh doanh khoảng 1 năm. Như thế rất khó cho doanh nghiệp”.

Chủ ki-ốt cà phê Cà Na cũng như chủ ki-ốt bún bò Huế HV đường Lưu Tấn Tài cùng kiến nghị: “Nếu điều chỉnh diện tích sàn còn 16 m2 thì rất khó kinh doanh. Bởi, ngoài bố trí các bàn ăn trong ki-ốt, chúng tôi còn trưng bày các vật dụng khác và tổ chức bếp nấu..., nhưng với diện tích quy định này thì khó lòng thực hiện được. Rất mong ngành chức năng và địa phương xem xét lại”.

Theo quy hoạch tổng thể công viên mở, công viên cây xanh thuộc Công viên Văn hoá Hùng Vương, Phường 5, TP Cà Mau có diện tích 21.000 m2 gồm nhiều hạng mục công trình. Trong đó có sân khấu ngoài trời, khu vực nhà trưng bày, bãi đậu xe và khu dịch vụ ăn uống (với số lượng khoảng 11 ki-ốt như hiện nay). Suy cho cùng, nếu điều chỉnh diện tích theo báo cáo của Sở Xây dựng thì chỉ tiết kiệm được khoảng trống 88 m2 mặt sàn. “Việc chấp thuận hạ độ cao và xin giữ nguyên diện tích sàn nếu được đồng ý sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi”, bà Chenh cho hay.

Hơn nữa, việc cắt giảm diện tích ki-ốt nếu thực hiện sẽ tốn nhiều kinh phí và xáo trộn môi trường kinh doanh của các hộ dân đang thuê. Bà Chenh cũng cho biết thêm, thực hiện đề án quy hoạch Công viên Văn hoá Hùng Vương, phía công ty cũng đã chủ động thực hiện các hạng mục sân cỏ, dụng cụ tập thể dục ngoài trời phục vụ cho Nhân dân. Các hạng mục này đang phát huy tác dụng.

Ki-ốt không được bán cà phê!

Chị Thảo, chủ ki-ốt cà phê Cà Na phía mặt đường Lưu Tấn Tài, phàn nàn: “Mở quán cà phê mà khi bán cà phê, phía quản lý công viên không cho. Với lý do các ki-ốt này chỉ được bán thức ăn nhanh và nước uống. Nhưng phải là nước đóng chai, không được bán cà phê”.

Lý giải vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh, Chuyên viên Văn phòng UBND TP Cà Mau, cho biết, theo quy hoạch, khu vực Công viên Văn hoá Hùng Vương là công viên mở, thuận tiện cho Nhân dân ngơi nghỉ. Do đó, việc kinh doanh hàng quán trong khu vực này phải đảm bảo vệ sinh môi trường và hàng quán phải đảm bảo mỹ quan. Ông Tuấn Anh còn giải thích thêm, việc mua bán chỉ phù hợp với đồ hộp và nước uống mang đi!

Ông Lâm Bá Tòng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin TP Cà Mau, cho biết thêm, tại hợp đồng số 05/HÐ-TMB, ngày 19/10/2015 giữa Phòng Văn hoá - Thông tin thành phố với BEST CM không có nội dung kinh doanh nước uống. Do đó, việc buôn bán nước uống (cà phê) ở các ki-ốt thời gian qua là vi phạm hợp đồng.

Một mấu chốt của vấn đề được hé mở khi xoay quanh những nội dung liên quan đến quán cà phê Mật Ngọt (đã hiện hữu nhiều năm nay ở công viên này). Nghĩa là, khi Phòng Văn hoá - Thông tin thành phố tiến hành hợp đồng với BEST CM cho các ki-ốt bán hàng thì đã phá đi thế “độc quyền” bán cà phê của cà phê Mật Ngọt.

Tuy vậy, đến khi quán cà phê Mật Ngọt hết hạn hợp đồng đầu năm 2016 (theo báo cáo của UBND TP Cà Mau thì đến ngày 29/4/2016, việc mua bán của quán cà phê Mật Ngọt sẽ chấm dứt tại Công viên Văn hoá Hùng Vương) và được cho kéo dài thời gian kinh doanh đến tháng 7/2016 thì các ki-ốt ở công viên này vẫn không được bán mặt hàng cà phê.

“Họ chỉ được bán các loại nước uống, nhưng không được bán cà phê”, ông Tòng khẳng định.

Báo cáo của UBND TP Cà Mau ngày 7/7/2016 cho thấy: các hoạt động kinh doanh trong Công viên Văn hoá Hùng Vương: CLB thể hình, rạp chiếu phim 3D, CLB bóng bàn đã chấm dứt trong tháng 4/2016 và hoàn thành việc di dời trong tháng 6/2016.

Riêng quán cà phê Mật Ngọt đến 8 giờ, ngày 6/7/2016 chủ quán mới chấm dứt hoạt động và tháo dỡ.

Ðối với các ki-ốt, chủ đầu tư đang thực hiện điều chỉnh, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2016, trong thời gian điều chỉnh, thành phố tạm thời đóng cửa các ki-ốt này.

Dù Công viên Văn hoá Hùng Vương và Công viên Hồng Bàng được quy hoạch, sử dụng mục đích giống nhau, hàng quán kinh doanh các mặt hàng ăn uống vẫn hoạt động và đều được hợp đồng với BEST CM nhưng phía Công viên Hồng Bàng thì được bán thức uống là cà phê, còn Công viên Văn hoá Hùng Vương thì trái lại!?

Trong khi đó, Công văn 969/UBND-XD, ngày 22/2/2016 của Thường trực UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ: yêu cầu UBND TP Cà Mau chấm dứt các hoạt động kinh doanh trong Công viên Văn hoá Hùng Vương không đúng quy hoạch trong tháng 4/2016. Việc kinh doanh thức ăn nhanh, nước uống, quà lưu niệm trong công viên nghiêm túc thực hiện đúng quy hoạch (đúng quy mô, vị trí, kiến trúc công trình...).

Trong thời điểm nguồn kinh phí địa phương gặp khó khăn, tỉnh đang kêu gọi đầu tư xã hội hoá nhiều công trình công cộng như hiện nay, thiết nghĩ, việc kinh doanh các mặt hàng và điều chỉnh thiết kế các ki-ốt cần được xem xét lại nhằm tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là quy hoạch đô thị cần thể hiện được bộ mặt văn hoá của tỉnh và phù hợp với mỹ quan đô thị, làm cho thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp và thông thoáng chứ không phải làm cho bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác bởi những quy hoạch không phù hợp hoặc cách làm trái với quy hoạch./.

Bài 3: Hệ luỵ từ sự quản lý lỏng lẻo

Ðiều tra của Phong Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).