ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 02:48:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tái hiện quán cà phê Tâm Đồng

Báo Cà Mau (CMO) Những thập niên đầu của thế kỷ XX, nằm trên một trong những con đường trung tâm của thị trấn Cà Mau, Hồng Anh Thư Quán góp phần vào không gian phố phường nhộn nhịp giao thương bằng cách dựng lên cửa hiệu bán các loại sách báo tiến bộ đương thời được xuất bản tại Sài Gòn. Thực chất đây là bình phong cho phong trào dân chủ, là điểm hội họp của nhiều người yêu nước, nơi hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thị trấn Cà Mau - tổ chức chính trị có nhiệm vụ giác ngộ thanh niên yêu nước, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin...

Sau một thời gian hoạt động tích cực, Hồng Anh Thư Quán đã gây ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, tạo tiền đề chính trị cho sự ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản sau này.

Một góc trưng bày tại tầng trệt Hồng Anh Thư Quán.

Với ý nghĩa là ngọn cờ tiên phong trong phong trào cách mạng tại Cà Mau, Hồng Anh Thư Quán được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 4/8/1992. Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị.

Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán hiện toạ lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau, là một căn phố trong dãy phố lầu 2 tầng được thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1900. Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đưa Hồng Anh Thư Quán trở thành một địa chỉ đỏ tiêu biểu cho công tác giáo dục truyền thống, ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan, thời gian qua, trên cơ sở nhận định khoa học về di tích, kết hợp với sự đổi mới tư duy trong công tác quản lý, quán triệt các thông tư, nghị định, quy định của Bộ VHTT&DL về di sản; dựa trên các yếu tố truyền thống của Hồng Anh Thư Quán, Ban Quản lý Di tích đã xây dựng kế hoạch tổ chức tái hiện quán cà phê Tâm Đồng tại tầng trệt của di tích với hình thức xã hội hoá. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy sự hợp tác hoá, định hướng phát triển, kêu gọi sự chung tay, góp sức từ cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Được biết, kế hoạch trên đã được các cơ quan cấp thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại, Ban Quản lý Di tích tỉnh Cà Mau cùng các nhà đầu tư đang khẩn trương tiến hành các công việc để triển khai thực hiện.

Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Cà Mau Lê Minh Sơn cho biết: “Hồng Anh Thư Quán có nét kiến trúc khá cổ kính, rất tương đồng với cách phục dựng mang hơi hướng hoài niệm, do đó, Ban Quản lý di tích đã định hướng và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các nhà đầu tư trong công tác sưu tầm, phối hợp trưng bày tranh ảnh, đồ cổ, bố trí không gian tầng trệt của di tích theo kiểu cách xưa, đảm bảo phù hợp với bối cảnh lịch sử của Cà Mau ở những thập niên của thế kỷ XX…”.

Trong thời đại kinh kế thị trường ngày nay, mô hình xã hội hoá ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong các hoạt động mang tính xã hội, nhiều lĩnh vực của đời sống, đã từng bước đưa xã hội hoá vào hoạt động và thu lại nhiều kết quả khả quan. Đối với ngành di sản, xã hội hoá cũng được xem là xu hướng phát triển mới - một phương thức bảo tồn bền vững các giá trị truyền thống quý báu mà lịch sử để lại khi được đưa về với cộng đồng.

Đây là lần đầu tiên Cà Mau áp dụng hình thức xã hội hoá trong công tác bảo tồn di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch kỹ lưỡng, triển khai bài bản, cách thức tổ chức lần này được đánh giá rất khả thi, có thể đạt được nhiều mục đích: đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng; tạo được sân chơi - điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi cho giới am hiểu, tìm hiểu cổ vật; là cầu nối giữa cộng đồng và di tích, giữa người dân và cơ quan chức năng...

Những bước đi đầu tiên bao giờ cũng còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, do đó, việc tuyên truyền, phối hợp giữa các cấp, các ngành và các tổ chức chính quyền, đoàn thể là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cộng đồng dân cư trong việc thụ hưởng các giá trị văn hoá, tinh thần mà di tích mang lại. Ngoài ra, thông qua tuyên truyền kèm theo các cơ chế, chính sách được xây dựng phù hợp, sẽ thu hút, huy động các nguồn lực xã hội hoá để góp phần phát huy, bảo tồn di tích một cách có hiệu quả nhất./.

Cẩm Nhung

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.