ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:38:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tâm niệm của ông Ba Khanh

Báo Cà Mau (CMO) Đại gia đình của ông Triệu Công Khanh (Ba Khanh, 87 tuổi, ấp Cái Giếng, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) trên dưới 40 người, hầu hết đều đỗ đạt thành danh.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông Ba Khanh vẫn còn rất rắn rỏi. Đều đặn mỗi ngày, ông chăm sóc hoa cảnh và ươm giống cây trồng để tặng bạn bè, người thân. Ít người biết rằng, lão nông này từng là lính Cụ Hồ.

Dốc sức vì quê hương

Ông Ba Khanh sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Mới 11 tuổi, ông đã nhận nhiệm vụ làm giao liên cho xã. Dẫu còn nhỏ tuổi nhưng ông Ba Khanh được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Lao động xã Tân Hưng.

Năm 1956, hội nghị cấp uỷ đang diễn ra thì bất ngờ quân địch biệt kích xông vào cuộc họp. Để cứu nguy, ông Ba Khanh tức tốc chạy sang hướng khác để đánh lạc hướng chúng. Nhưng chạy không xa, ông đã bị tóm gọn giải về đồn Rau Dừa. Thời gian ông bị tù đày là lúc vợ ông (cũng tham gia cách mạng) mang thai người con thứ hai.

Sau khi trả tự do, ông được phân công làm Phó Ban Tuyên truyền của xã. Nối tiếp theo cha, 2 người con đầu của ông cũng tham gia cách mạng khi mới 12-13 tuổi. Ngày giải phóng, cả 4 người đều là thương binh mang trên người nhiều thương tích.

Ghi nhớ sâu sắc lời Bác dạy “thương binh tàn nhưng không phế”, ông Ba Khanh tích cực tham gia hoạt động xã hội và hăng say lao động để nuôi dạy các con nên người. Năm 1975, ông đảm nhận chức vụ Chánh Văn phòng Ban Kinh tế huyện Trần Văn Thời và sau đó chuyển sang làm giám đốc công ty giống cây trồng đến khi về hưu.

Về hưu, vừa cống hiến cho địa phương, ông Ba Khanh vẫn luôn động viên con cái chăm chỉ học hành để trở thành người có ích cho xã hội. Nhờ sự dạy dỗ và định hướng của ông, 2 người theo cách mạng và 8 người còn lại đều đỗ đạt thành danh.

Ươm mầm thế hệ sau

Ông Ba Khanh vận dụng kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ thực hành ngay trên mảnh đất của gia đình mình. Với 20 công đất ruộng, ông là người tiên phong trồng lúa 2 vụ ở địa phương, đạt năng suất khá cao. Thời điểm đó, mỗi vụ ông thu hoạch gần 5 tấn lúa/ha.

Ông Ba Khanh truyền dạy kiến thức cho cháu.

Sau khi chuyển dịch sang nuôi tôm, ông Ba Khanh tiếp tục đi đầu trong nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp với nuôi cua. Quyết tâm không để đất trống, ông đào ao nuôi cá; lên liếp lập vườn để trồng rau màu và cây ăn trái. Ngoài ra, ông còn ươm cây giống bán cho bà con xung quanh.

Nhờ cần cù, siêng năng, năm nào, ông Ba Khanh cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Ba Khanh nói đùa: “Nếu như dùng số tiền bán lúa đem mua vàng hoặc mua thêm đất thì chắc tôi cũng thành đại gia đó chớ. Nhưng do quan niệm cho các con, các cháu “con chữ” nên tôi dốc sức nuôi con, rồi đến nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn. Mỗi lần có đám tiệc, tôi đều tập trung cháu ngoại, cháu nội để khuyên nhủ chăm lo học hành. Và để thôi thúc tinh thần hiếu học, tôi thường xuyên tặng các cháu chút tiền, phần quà khi tụi nhỏ được khen thưởng cuối học kỳ. Rồi tôi lấy tấm gương đó để nhắc nhở các cháu còn lại. Nếu thi đỗ đại học, tôi sẽ giành phần thưởng có giá trị hơn".

Ngồi trong căn biệt thự bên cạnh con kinh Lung Mướp, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, ông Ba Khanh chỉ tay ra phía sau nhà, hồ hởi khoe: “Nhờ miếng vườn với mấy công đất đó mà tôi đã thu về “trái ngọt”. Các con tôi giờ đã là những công chức, viên chức gương mẫu. Cháu nội, ngoại đều tốt nghiệp trung cấp trở lên, nhiều đứa đã có bằng cao học”.

Ông Ba Khanh không chỉ sản xuất giỏi mà còn là “người lái đò” tài năng. Ông đã lái con thuyền đưa các con, cháu đến bến bờ tri thức.

Chị Phan Thị Thuỳ Dương, cháu ngoại của ông Ba Khanh, nói: “Hai chị em tôi đều đã tốt nghiệp đại học và đang học cao học. Mỗi lần về thăm ông ngoại, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi ông vẫn còn khoẻ mạnh. Nhờ những lời động viên và chỉ dạy của ông nên tôi mới được như ngày hôm nay”.

Ông Ba Khanh không những là niềm tự hào của dòng tộc mà còn của địa phương. Ông đã nhận rất nhiều bằng khen từ cấp Trung ương đến địa phương. Trong đó, ông trân quý nhất là Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và danh hiệu Dòng họ hiếu học mà ông được tặng thưởng./.

Ngọc Trầm

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).