ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 12:56:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường công tác quản lý thực phẩm

Báo Cà Mau Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn hành vi kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả, tỉnh Cà Mau vừa triển khai thực hiện kế hoạch Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn hành vi kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả, tỉnh Cà Mau vừa triển khai thực hiện kế hoạch tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.

Chiến dịch chủ yếu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn, với phương châm nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Qua kiểm tra của ngành chức năng, rau, cải là mặt hàng có dư lượng thuốc trừ sâu khá cao.

Thời gian thực hiện chiến dịch từ ngày 15/4-15/5, trên phạm vi toàn tỉnh. Các hoạt động của Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tạo đợt cao điểm hưởng ứng chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của các tổ chức và cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.

Chị Trương Hồng Ðậm, xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, cho biết: "Hiện nay, các mặt hàng bày bán trên thị trường ngày càng đa dạng về mẫu mã, hình thức, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Việc chọn mua các sản phẩm có uy tín, chất lượng luôn được chúng tôi lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi kiên quyết tẩy chay những mặt hàng và cơ sở kinh doanh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ".

Ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết, đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra 25 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản, 6 cơ sở sản xuất mặt hàng khô và 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra phát hiện 11 vụ, 1.729 kg tôm có chứa tạp chất; phát hiện 1 mẩu chả cá và 2 mẩu rau có dư lượng chất độc hại, buộc phải tiêu huỷ và xử lý theo quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Tranh cho biết thêm: "Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần phải đưa ra giải pháp tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết được đâu là thực phẩm tốt. Trong đó, vai trò của người quản lý, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo ATVSTP là rất quan trọng. Việc phát hiện và tập trung tuyên truyền về các vụ việc, các cơ sở vi phạm không chỉ thu hút sự quan tâm mà còn nâng cao nhận thức của người dân khi lựa chọn, tiêu dùng các thực phẩm sạch, an toàn và tẩy chay các mặt hàng thực phẩm bẩn".

Hiện thời tiết sắp bước vào giai đoạn chuyển mùa, tình hình ngộ độc thực phẩm đang có nguy cơ cao. Trong khi đó, thói quen ăn uống của người dân chưa có nhiều thay đổi, dịch vụ ăn uống trên hè phố ngày một phổ biến, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng...

Bài và ảnh: Trung Đỉnh

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).