ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 02:27:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường hoạt động cải cách hành chính

Báo Cà Mau Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính năm 2016, thời gian qua, công tác cải cách hành chính của ngành y tế Cà Mau được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực.

Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính năm 2016, thời gian qua, công tác cải cách hành chính của ngành y tế Cà Mau được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực.

Trên cơ sở đó, Sở Y tế tăng cường triển khai và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bám sát, chủ động và thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra. Từ đó, công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện, phát huy hiệu quả chất lượng giải quyết hồ sơ, hạn chế hồ sơ trễ hẹn và hồ sơ tồn đọng, tạo được sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Việc nộp hồ sơ và nhận kết quả được thực hiện tại một đầu mối đã giảm được rất nhiều thời gian của công dân khi thực hiện thủ tục.

Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức trong các đơn vị y tế ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, ngành y tế Cà Mau không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Hệ thống công nghệ thông tin được nâng cao, đảm bảo tính thông suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo đánh giá của Sở Y tế, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế: công tác chỉ đạo, điều hành đôi lúc còn chưa sâu sát, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục. Trách nhiệm của một số công chức các phòng chuyên môn chưa cao, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức chưa đồng đều, việc cập nhật thông tin liên quan đến rà soát, điều chỉnh các thủ tục hành chính từ các văn bản quy phạm pháp luật chưa thường xuyên, kịp thời. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết một số thủ tục hành chính chưa đảm bảo thời gian.

Ông Nguyễn Hoàng Sa, Phó Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết, để công tác cải cách hành chính của ngành ngày càng chất lượng hơn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị. Rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng giao tiếp tại các cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm của công chức, viên chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành. Thực hiện "Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh". Tổ chức khảo sát sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ dịch vụ công tại các bệnh viện.

Ðồng thời, tạo môi trường làm việc tốt từ việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình; tạo môi trường thân thiện, hỗ trợ với nhau trong công việc, đoàn kết thống nhất tạo thành một tập thể vững mạnh. Phổ biến các thông tin về chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu của đơn vị, công khai minh bạch về tài chính của đơn vị đến công chức, viên chức để tạo sự đồng thuận cao.

Ðặc biệt, cần phát huy tối đa vai trò của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị. Tiếp tục niêm yết công khai danh mục các thủ tục hành chính còn đang rà soát để đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của đơn vị. Thường xuyên cập nhật những thủ tục hành chính mới, những thủ tục hành chính được cải cách nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo quy định. Không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức đáp ứng được yêu cầu công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả./.

Bài và ảnh: Lê Kim

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.