ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 6-1-25 19:39:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào sáng 25/4, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh: “Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cần tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai từ Trung ương đến cơ sở”.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai năm 2021 cũng còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế kéo dài chưa xử lý dứt điểm và hạn chế mới phát sinh. Trong đó, vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người do chủ quan, bất cẩn; khả năng ứng phó với tình huống thiên tai lớn còn hạn chế, bị động, lúng túng; công tác khắc phục hậu quả triển khai còn chậm; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trước sự tàn phá của bão, lũ;.…

Trong năm 2021, thiên tai tuy không khốc liệt, dị thường như năm 2020 nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, đã xảy ra 18/22 loại hình thiên tai. Cụ thể, có đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 326 trận dông lốc, mưa lớn, 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất và hơn 403 điểm sạt lở nguy hiểm. Thiên tai đã làm 108 người chết và mất tích, giảm 70% so với năm 2020 và thiệt hại về kinh tế cũng giảm khoảng 87% với mức thiệt hại hơn 5.200 tỷ đồng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thông tin, trong tổng chiều dài 254 km bờ biển của tỉnh đã có đến 80 % bị sạt lở. Theo thống kê, thời gian gần đây, mỗi năm bình quân, Cà Mau mất từ 300-400 ha đất do sạt lở. 51 km đê biển Tây được đầu tư xây dựng đã mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ ngăn chặn sạt lở mà còn khôi phục được rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ sản xuất cho hơn 130.000 ha của hơn 25.000 hộ dân phía trong.

Tình hình sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp với 153 vị trí.
Cà Mau đang dồn toàn lực để đầu tư xây dựng kè chống sạt lở cũng như nâng cấp tuyến đê biển Tây để hạn chế thiệt hại thiên tai.

"Tuy nhiên, hiện, Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn do sạt lở và triều cường diễn biến nhanh, phức tạp với cường độ ngày một cao hơn. Do đó, kiến nghị Trung ương tiếp tục đầu tư công trình phòng chống sạt lở ven biển cũng như có chính sách thu hút đầu tư công trình kè ven biển; Triển khai giai đoạn tiếp theo của chương trình đầu tư tái định cư do nhu cầu trên địa bàn tỉnh còn rất lớn”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị.

Thông tin về những khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai của địa phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử kiến nghị, tỉnh rất cần được đầu tư công trình phòng chống sạt lở ven biển.

Dự báo về tình hình thời tiết trong thời gian tới, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, nhận định, từ tháng 5-10, khả năng ENSO sẽ tiếp tuc duy trì ở trạng thái La Nina và đến các tháng đầu mùa hè với xác suất khoảng 50-60%. Đồng thời từ những tháng cuối năm khu vực biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng từ 4-6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường. Sự dị thường của thời tiết đã được thể hiện ngay trong đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô kèm dông lốc, sóng lớn. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, ước trên 2.400 tỷ đồng gần bằng phân nửa thiệt hại của cả năm 2021.

Kết thúc hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo, các bộ, ngành cũng như địa phương nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai cả về nhân lực, vật lực, hạ tầng. Với phương châm phòng là chính, chỉ đạo từ sớm, từ xa, triển khai ngay công tác kiểm tra trang thiết bị, phương tiện, vật lực, các điểm xung yếu…Tiếp tục hoàn thiện cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đảm bảo đủ năng lực tham mưu cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thiên tai; củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, tiến tới xây dựng lực lượng chuyên nghiệp. Nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác PCTT&TKCN nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng.../.

 

Nguyễn Phú

 

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

Tự hào tuyến đường rợp cờ Tổ quốc

Từ lâu, việc treo cờ Tổ quốc vào dịp lễ, Tết, chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh đã trở thành nghi lễ quen thuộc, là niềm tự hào, là nét đẹp văn hoá truyền thống luôn được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo Nhân dân trong huyện Ngọc Hiển nghiêm túc thực hiện. Treo cờ Tổ quốc không chỉ thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Phòng, chống tham nhũng: Không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Qua 5 năm triển khai cho thấy, Luật PCTN đã kế thừa những ưu điểm Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi, bổ sung các năm 2007 và 2012; tiếp thu, cụ thể hoá những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng thành pháp luật. Các quy định của Luật đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đáp ứng được những yêu cầu nhất định của cuộc đấu tranh PCTN trong tình hình mới; công tác đấu tranh PCTN được thực hiện quyết liệt theo chủ trương “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc

Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, từ khi thành lập vào năm 2021 đến nay, hằng năm, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam tiếp nhận và xử lý hàng ngàn tin giả, tin sai sự thật, dán nhãn tin giả và công bố công khai trên website www.tingia.gov.vn, bước đầu tạo được niềm tin trong Nhân dân.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Tri ân sâu sắc đối với gia đình người có công

Sáng nay (20/12), đồng chí Lê Thanh Triều, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau cùng đoàn công tác tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thới Bình, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/122024).