ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 02:11:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường phòng, chống sạt lở ven sông

Báo Cà Mau Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa, tình trạng sạt lở ven sông lại xảy ra, không chỉ làm ảnh hưởng đến các công trình cầu, lộ giao thông và nhà ở dân cư mà còn gây bồi lắng các tuyến kinh mương thuỷ lợi, làm ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông.

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa, tình trạng sạt lở ven sông lại xảy ra, không chỉ làm ảnh hưởng đến các công trình cầu, lộ giao thông và nhà ở dân cư mà còn gây bồi lắng các tuyến kinh mương thuỷ lợi, làm ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông.

Huyện Cái Nước là địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với hơn 1.100 km kinh mương thuỷ lợi lớn, nhỏ ở hầu hết 93/93 khóm, ấp. Trong đó, có 15 tuyến kinh cấp I dài 300 km, 111 tuyến kinh cấp II dài 368 km và 87 tuyến kinh cấp III dài 327 km.

Tình trạng sạt lở xảy ra khá nghiêm trọng, làm hư hỏng nhiều tuyến đường nông thôn. (Trong ảnh: Lộ GTNT ở thị trấn Cái Nước bị sạt lở đến chân lộ nhưng chưa được gia cố).

Do tập quán sinh sống bao đời nay của người dân, chủ yếu sống ven theo các con sông rạch, từ đó các công trình cầu, lộ giao thông và nhà ở dân cư cũng được đầu tư xây dựng gắn liền với tuyến kinh rạch. Trong khi đó, kết cấu đất ven sông không ổn định, thuỷ triều thường xuyên lên xuống, khi mùa mưa đến làm cho nền đất yếu, các phương tiện vỏ máy công suất lớn lưu thông qua lại tạo thành những cơn sóng tác động trực tiếp vào hai bên bờ, tình trạng sạt lở đất ven sông luôn diễn ra.

Anh Nguyễn Chí Linh, ấp Mỹ Hoà, xã Trần Thới, có nhà ở nằm ven theo tuyến sông Bảy Háp, cho biết, trước đây căn nhà cơ bản của anh được xây dựng cách bờ sông hơn nửa công đất, nhưng tình trạng sạt lở đất ven sông nơi đây hết sức nghiêm trọng, năm sau sạt lở đất nhiều hơn năm trước. Thấy vậy, gia đình đầu tư khoản tiền khá lớn làm bờ kè bê-tông để chống sạt lở đất. Chỉ được hơn 5 năm bờ kè bị hư hỏng, gia đình tiếp tục gia cố, nhưng sau đó không còn sử dụng được, nên đất bờ sông cứ bị bào mòn sạt lở theo thời gian.

Hiện sạt lở đất đã ăn sâu vào đến chân con lộ bê-tông trước cửa nhà. Mỗi khi con nước lớn hoặc triều cường dâng cao, phương tiện đường thuỷ lưu thông qua lại tạo thành những cơn sóng lớn, nước tràn qua lộ ập vào nhà, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của gia đình anh Linh. Ðể ngăn chặn tình trạng này, gia đình phải dùng bao cho đất vào xếp thành hàng dọc theo con lộ trước nhà, tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời, nguy cơ lộ sụp lún là rất cao.

Ðề cập đến giải pháp trồng cây chắn sóng chống sạt lở trên tuyến kinh này, anh Lê Tú Nhi thường trú ấp Mỹ Thuận, xã Trần Thới (có đất nuôi tôm nằm trên tuyến kinh Bảy Háp thuộc ấp Mỹ Hoà) cho rằng, giải pháp này rất khó thực hiện. Lý do mực nước thuỷ triều lên xuống rất cao, cộng với dòng chảy mạnh và có nhiều phương tiện đường thuỷ lưu thông qua lại tạo ra những cơn sóng lớn, khi cây mới trồng xuống bãi sẽ bị sóng đánh bật gốc, không thể sinh trưởng và phát triển để chắn sóng, chống sạt lở.

Ông Hồ Văn Miên, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết, dọc theo tuyến kinh Bảy Háp thuộc địa bàn xã Trần Thới, nơi nào có cây xanh như lá dừa nước, mắm, đước thì đỡ, còn nơi nào không có cây xanh chắn sóng sẽ bị sạt lở đất rất nhiều. Cũng trên địa bàn xã còn có tuyến sông Ðông Hưng tiếp giáp với sông Bảy Háp, dài khoảng 5 km hiện cũng đang bị sạt lở hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến công trình lộ bê-tông và đây được xem là điểm nóng về sạt lở đất ven sông.

Tuy nhiên, những tuyến kinh nằm sâu trong nội đồng ít chịu tác động của thuỷ triều và các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ, nhưng một bộ phận người dân chưa có ý thức cao trong việc chống sạt lở đất ven sông, làm ảnh hưởng đến công trình lộ bê-tông. Ðiển hình là tuyến lộ bê-tông ấp Ðồng Tâm, thị trấn Cái Nước, có một số đoạn đang bị sạt lở sâu vào bên trong con lộ nhưng chưa thấy người dân có động thái bảo vệ công trình lộ bê-tông. Vấn đề này không chỉ có ở thị trấn Cái Nước, mà hiện nay tình trạng sạt lở đất ven sông đang diễn ra tại một số địa phương trên địa bàn huyện.

Ông Bùi Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND xã Ðông Thới, chia sẻ, hiện nay trên địa bàn xã có hơn 60 km lộ bê-tông cơ bản phủ kín trên địa bàn, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên có một số đoạn xảy ra sạt lở, tuy chưa đến mức nghiêm trọng nhưng phần nào cũng làm ảnh hưởng đến công trình lộ bê-tông. UBND xã đang chỉ đạo các ấp vận động tuyên truyền Nhân dân phòng, chống sạt lở bằng nhiều hình thức. Hộ dân nào có điều kiện thì làm bờ kè bằng bê-tông. Hộ không có điều kiện mua tre cắt ra thành nhiều đoạn, kết hợp với lưới mành rào chắn rồi múc đất bỏ vào, sau đó trồng mắm chắn sóng. Cách làm này đã qua nhiều hộ dân thực hiện có hiệu quả, khi cây mắm lớn lên, rễ bám vào đất nên hạn chế được sạt lở.

Theo ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, sạt lở đất ven sông không chỉ làm hư hỏng các công trình cầu, lộ nông thôn và nhà ở dân cư, khi sạt lở đất trên sông diễn ra, đất từ trên bờ rơi xuống sông còn làm cho dòng sông mau bồi lắng, dòng nước khó lưu thông và không đảm bảo phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, hằng năm, huyện Cái Nước được tỉnh đầu tư trên 20 tỷ đồng từ nguồn thuỷ lợi phí để nạo vét kinh mương thuỷ lợi trên địa bàn, nhưng hiện vẫn không đủ đáp ứng do trên địa bàn có nhiều tuyến kinh bị bồi lắng.

Rõ ràng, việc phòng chống sạt lở đất ven sông là hết sức cần thiết, nhưng để triển khai thực hiện có hiệu quả thì vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền để cho người dân nâng cao ý thức, xem đây là quyền và nghĩa vụ hết sức quan trọng. Có như thế, mới hạn chế được sạt lở đất ven sông như hiện nay./.

Bài và ảnh: Việt Tiến

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.