ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 10:07:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường tuyên truyền cứu hộ, cứu nạn trên biển

Báo Cà Mau Những cơn mưa đến bất chợt, sóng, gió, dông bão có thể kéo đến bất cứ lúc nào, vì vậy việc đề cao cảnh giác, trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ trên tàu cá mỗi chuyến ra khơi được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, tình trạng tàu biển gặp nạn, không kịp vào bờ dẫn đến chìm tàu, mất mát, hư hao tài sản vẫn thường xuyên xảy ra trên vùng biển Cà Mau.

Những cơn mưa đến bất chợt, sóng, gió, dông bão có thể kéo đến bất cứ lúc nào, vì vậy việc đề cao cảnh giác, trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ trên tàu cá mỗi chuyến ra khơi được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, tình trạng tàu biển gặp nạn, không kịp vào bờ dẫn đến chìm tàu, mất mát, hư hao tài sản vẫn thường xuyên xảy ra trên vùng biển Cà Mau.

Cửa Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, không lớn nhưng lượng tàu cá ra vào rất đông. Nơi đây vào mùa mưa bão thường xuyên có hàng trăm tàu cá vào neo đậu khi đánh bắt trên biển gặp mưa bão bất ngờ.

Anh Trương Văn Ðược, ấp Mũi Tràm A, xã Khánh Bình Tây Bắc, làm nghề đánh bắt gần bờ, cho biết: "Mùa này đi biển khá nguy hiểm, mưa, gió ập đến bất cứ lúc nào, chúng tôi phải trang bị phao, can nhựa trên tàu phòng khi bất trắc. Mấy tháng nay, tàu cá thường xuyên vào cửa vàm để tránh trú rất đông, có khi chậm một chút là có thể bị sóng đánh chìm tàu”.

Ngư dân Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời vào cống Ba Tỉnh neo đậu sau chuyến ra khơi đánh bắt.

Theo lời kể của anh Ðược, mới đây có tàu cá bị chìm do không vào bờ kịp, rất may là không ảnh hưởng về người. Anh Ðược nói, khi đánh bắt trên biển mùa này, không lên lưới kịp khi sóng gió kéo đến là tàu có thể bị chìm ngay. Do đó, khi ra đánh bắt lúc nào cũng phải xem tình hình thời tiết để kịp quay vào bờ.

Rất nhiều ngư dân ở vàm Ba Tỉnh chủ yếu làm nghề đánh bắt ven bờ, phương tiện là vỏ máy nhỏ, do đó gần như không có trang bị các máy móc, thiết bị, dụng cụ cứu hộ đầy đủ như các phương tiện tàu lớn khác. Ðây là những tàu rất dễ gặp nguy hiểm khi có tình huống mưa, bão bất ngờ ập đến. Nói là có trang bị thiết bị cứu hộ nhưng khi quan sát chỉ thấy vài cái can nhựa được bỏ theo xuồng. Ðây là tình trạng chung của nhiều ngư dân làm nghề đánh bắt ven bờ trên vùng biển của tỉnh. Họ quan niệm “đánh bắt gần bờ, có sóng lớn thì vào, hơn nữa sáng ra khơi, đứng trưa là vào thì mang theo nhiều thứ làm gì!

Từ đầu mùa mưa bão đến nay có hàng chục phương tiện bị tai nạn trên biển. Mới đây nhất đã xảy ra một vụ chìm tàu cá tại cửa biển Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển, ước thiệt hại vật chất khoảng 400 triệu đồng, may là không có thiệt hại về người.

Nói về công tác tuyên truyền cứu hộ cứu nạn cho ngư dân, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn cho biết, ngay từ đầu năm, xã kết hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền đến ngư dân, nhất là người dân ở 3 ấp ven biển về kiến thức phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển. Vào mùa mưa bão, tai nạn trên biển diễn ra khá phức tạp, do đó địa phương chủ động xây dựng phương án phòng, chống với phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ; thành lập đội tàu an toàn để khi có tai nạn bất ngờ kịp thời tiếp cứu.

Nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 6/7/2016 yêu cầu thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và chủ tịch UBND huyện, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch hoặc phương án phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”, để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Không để bị động, bất ngờ, nhất là mưa lớn kéo dài, bão, siêu bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, triều cường, sạt lở đất ven biển, ven sông...

Ðài Khí tượng Thuỷ văn Cà Mau thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến thời tiết, thiên tai, thông báo kịp thời đến UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, UBND huyện, thành phố và sở, ngành, đơn vị có liên quan.

Bên cạnh đó, nhằm giúp ngư dân vào bờ, tránh trú bão an toàn, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau) khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phục vụ neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Rà soát, bảo trì, gia cố những vị trí, hạng mục công trình hư hỏng, xuống cấp tại các khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá và sắp xếp luồng tuyến, nơi neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn. Tập trung khắc phục nhanh các chướng ngại vật trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ sau khi xảy ra thiên tai; kịp thời sửa chữa các tuyến đường hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông. Duy trì các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai, sự cố.

Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch hoặc phương án bố trí lực lượng, phương tiện sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự khi xảy ra thiên tai và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp Sở NN&PTNT và UBND các huyện ven biển quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, kiên quyết không để phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc ra khơi; hiệp đồng với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Cục Kiểm ngư và các tổ chức tìm kiếm cứu nạn kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn trên biển./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).