ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 07:43:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động

Báo Cà Mau Toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã… Trong đó có nhiều đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ&PCCN).

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã… Trong đó có nhiều đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ&PCCN).

Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Hà Văn Thắm cho biết, qua đợt kiểm tra ngẫu nhiên 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ&PCCN lần thứ 17/2015, đoàn kiểm tra phát hiện 75 trường hợp chưa thực hiện đúng nghĩa vụ báo cáo định kỳ, môi trường lao động, điều kiện ATVSLĐ&PCCN chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Cần sự quan tâm

Trong mọi hoạt động sản xuất, phương tiện lao động và môi trường lao động là những yếu tố tác động trực tiếp có lợi hay bất lợi đối với người lao động. Bởi khi người lao động bị nhiễm bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn… thì không chỉ đau đớn về thể xác mà tinh thần cũng bị sa sút do mất khả năng lao động, gia đình lâm cảnh túng quẫn. Đối với doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất bị gián đoạn, doanh thu giảm, phải tốn kém chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng (do cháy nổ gây nên), hoặc chi phí bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp…

Phối hợp diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại Nhà máy Điện Cà Mau.

Cho nên, bảo đảm ATVSLĐ&PCCN chính là đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, không chỉ trách nhiệm của doanh nghiệp mà đảm bảo ATVSLĐ&PCCN cũng cần sự tham gia của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền vận động, nhất là vai trò của người lao động trong việc tự bảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến TNLĐ.

Vụ sập giàn giáo công trình xây dựng xảy ra tại xã Tân Lộc Bắc (huyện Thới Bình) vào tháng 3/2016 làm 1 người bị chấn thương sọ não phải sống đời thực vật, hay va chạm cần cẩu ở công trình xây dựng cống Cái Cám (xã Tân Hải, huyện Phú Tân) xảy ra vào tháng 4/2015, làm chết 1 người… một phần là do thiếu cảnh giác của người lao động. Mặt khác, 32 vụ tai nạn điện, làm 28 người chết, 4 người bị thương xảy ra trong năm 2015, nguyên nhân phần lớn là do bất cẩn trong lao động, sinh hoạt. Trong đó, có nhiều trường hợp chết do dùng điện bẫy chuột, bắt cá, chống trộm hay nuôi tôm công nghiệp.

Đẩy mạnh phong trào thi đua ATVSLĐ

Phần lớn những vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra, cơ quan điều tra nhập cuộc thì ngành chức năng mới có số liệu thống kê, trong khi đó, TNLĐ xảy ra trong hoạt động sản xuất thì không ít, nhưng người lao động và chủ doanh nghiệp tự thương lượng bồi thường rồi bỏ qua. Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp… chưa thực sự thấy rõ ích lợi, tầm quan trọng công tác ATVSLĐ&PCCN, việc thực hiện công tác ATVSLĐ chỉ mang tính đối phó. Tuy có trang thiết bị nhưng không tập huấn, không phân công người thực hiện, hoặc không giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân phụ trách nên công tác ATVSLĐ&PCCN chỉ mang tính hình thức.

Ông Hà Văn Thắm cho biết, ATVSLĐ luôn gắn liền với sản xuất, phải coi việc thực hiện công tác ATVSLĐ là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động. Xây dựng văn hoá an toàn, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tai nạn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường... là những vấn đề cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Theo Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Võ Hoàng Hiệp, lao động năng suất cao, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một đất nước. Mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Ðảng và Nhà nước ta.

Công ty Điện lực Cà Mau có 9 đơn vị trực thuộc với hàng trăm công nhân lao động trực tiếp môi trường làm việc nguy hiểm. Thế nên, thực hiện phương châm “Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo pháp luật ATVSLĐ”, không chỉ có Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ&PCCN, mà hằng năm công ty đều có chủ động kế hoạch, dự trù kinh phí tổ chức tập huấn, kiểm tra điều kiện làm việc của công nhân trực tiếp nơi công trường và tại trụ sở làm việc. Ông Nguyễn Minh Hiếu, phụ trách Phòng An toàn, Công ty Điện lực Cà Mau, cho biết, đảm bảo trang phục bảo hộ lao động, điều kiện ATVSLĐ&PCCN, đồng thời, khen thưởng kịp thời, xử phạt nghiêm minh nên thời gian qua Công ty Điện lực Cà Mau luôn kiềm giảm TNLĐ ở mức thấp nhất và hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ.

Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ&PCCN, Sở LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp cùng với các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức kiểm tra, chú ý những doanh nghiệp, cơ sở có nguy cơ gây TNLĐ và cháy nổ cao. Đồng thời, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, phương án PCCN, cứu hộ, cứu nạn… Song song đó, sẽ hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra công tác ATVSLĐ&PCCN để kịp thời chấn chỉnh phù hợp.

“Chúng ta cần tăng cường tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động, triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về ATVSLĐ, thực hiện và đảm bảo tốt công tác ATVSLĐ để người lao động an tâm làm việc, góp phần nâng cao năng suất lao động trong môi trường làm việc an toàn”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Võ Hoàng Hiệp nhấn mạnh./.

Bài và ảnh: Mã Phi

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.