ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 23:38:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo cơ chế huy động các nguồn lực phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Báo Cà Mau (CMO) Sáng 21/8, phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến “Nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, không phân biệt trong hay ngoài công lập, đẩy mạnh hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế, tạo cơ chế để huy động các nguồn lực y tế công – tư phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, hàng loạt khó khăn, thách thức đã được báo cáo của Bộ Y tế nêu ra. Trong đó, tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập đáng báo động. Từ đầu năm 2021 đến 30/6/2022, có gần 9.500 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc. Đặc biệt, do tác động tiêu cực của một số vụ việc vi phạm pháp luật thời gian qua trong mua sắm, đấu thầu dẫn đến tâm lý e ngại, lo lắng, hoang mang, nhụt chí của một bộ phận viên chức y tế. Từ đó dẫn đến xu hướng dịch chuyển nguồn nhân lực từ công sang tư, bỏ việc.

Công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản pháp luật vẫn còn chậm, thiếu linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý và thực tiễn. Chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của phần lớn cán bộ y tế; chưa tương xứng nếu so sánh với quá trình đào tạo và với các ngành, lĩnh vực khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ y tế khu vực công lập nghỉ việc, bỏ việc thời gian vừa qua.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cà Mau.

Công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe còn một số hạn chế. Tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở một số địa phương không đạt tiến độ, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng ở các cấp, các ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt. Hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở.

Chưa kiện toàn, đồng bộ mô hình mạng lưới về phòng, chống bệnh không lây nhiễm ở các cấp; chưa xây dựng được hệ thống thông tin, dữ liệu cần thiết của hệ thống giám sát, phòng chống bệnh không lây nhiễm; các bệnh không lây nhiễm đang gây gánh nặng bệnh tật tử vong lớn và gia tăng nhanh nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối do chưa bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở và các thói quen, hành vi sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Chưa phát huy tốt lợi thế của y học cổ truyền. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế cục bộ tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc diễn ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Cần cơ chế phù hợp hơn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để chấm dứt tình trạng khan hiếm, thiếu cục bộ như hiện nay tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn hạn chế, mới chỉ sản xuất được một số trang thiết bị y tế thông dụng, hàm lượng công nghệ còn thấp, độ tin cậy chưa cao. Kiểm định, kiểm chuẩn trang thiết bị chưa được chú trọng đúng mức. Độ bao phủ BHYT rộng nhưng chưa bền vững do tỷ lệ nhóm đối tượng cần ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT lớn.

Công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong xử lý công việc có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời, chất lượng chưa cao; có trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc chưa thực hiện nghiêm...

Phần thảo luận ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các địa phương, đơn vị y tế và bộ, ngành Trung ương gởi đến hội nghị. Trong đó, nổi bật lên các nhóm vấn đề: Giải pháp ngăn chặn hiện tượng nghỉ việc, bỏ việc của đội ngũ y bác sĩ; giải quyết các vướng mắc về cơ chế để các đơn vị bệnh viện, ngành y tế đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; tạo cơ chế để huy động các nguồn lực y tế công – tư phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; nâng cao toàn diện nội lực ngành y tế, đặc biệt là nhân lực, kỹ thuật, công nghệ trình độ cao; hoàn thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân, đặc biệt là các phương án ứng phó với tình hình khẩn cấp do bệnh, dịch diễn biến khó lường như hiện nay...

Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế đãi ngộ, môi trường nghề nghiệp để lực lượng y bác sĩ yên tâm cống hiến trong khu vực công là bài toán cấp thiết của ngành y tế hiện nay (Ảnh: Đội ngũ y bác sĩ tại Cà Mau đồng lòng, quyết tâm bám trụ để chống dịch Covid-19).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương toàn ngành y tế: “Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước ghi nhận, chia sẻ, trân trọng những đóng góp, hi sinh của ngành y tế trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Ngành y tế là trụ cột quan trọng của an sinh xã hội, người thầy thuốc có trách nhiệm lớn lao và vinh dự vẻ vang, nhận được kỳ vọng lớn của toàn xã hội. Trước những hạn chế đã bộc lộ rõ, đây cũng là thời cơ để ngành y tế có đổi mới, bứt phá”.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý một số vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực y tế trước mắt và lâu dài: Thấm nhuần quan điểm đặt sức khoẻ, tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết, vì Nhân dân phục vụ; tiếp cận, phát triển ngành y tế toàn diện, không phân biệt trong hay ngoài công lập, đẩy mạnh hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế; phát huy truyền thống đoàn kết trong toàn ngành y tế, chỉ có đồng lòng, đoàn kết mới có thể vượt khó, đổi mới; triển khai các mặt công tác lĩnh vực y tế phải có trọng tâm, trọng điểm, “làm việc nào dứt điểm việc ấy”, nhận diện cho được những công việc cấp bách nhất.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy, thể chế chính sách, bám sát thực tiễn để có những mô hình, giải pháp phù hợp tạo ra những bước đột phá, đổi mới. Quan tâm hơn nữa đến tâm tư, đời sống của đội ngũ cán bộ y tế; đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng thiếu hụt thuốc, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế. Giải quyết các vướng mắc về giá thuốc, bảo hiểm y tế, lề lối làm việc, các vụ việc sai phạm trong lĩnh vực y tế...

 “Chủ động trong mọi tình hình, dứt khoát không để dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, trong đó tập trung tiêm chủng vắc-xin vẫn là vấn đề hệ trọng nhất”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh./.

 

Quốc Rin

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.