ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 09:46:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

Báo Cà Mau Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Cái Nước đã đào tạo được 5 lớp/tháng, có 280 học viên tham gia, nâng tỷ lệ từ đầu năm đến nay lên 97 lớp, có 3.384/6.000 học viên, đạt 56,4% so với chỉ tiêu trên giao.

Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Cái Nước đã đào tạo được 5 lớp/tháng, có 280 học viên tham gia, nâng tỷ lệ từ đầu năm đến nay lên 97 lớp, có 3.384/6.000 học viên, đạt 56,4% so với chỉ tiêu trên giao.

Theo báo cáo của trung tâm, trong tháng 7, trung tâm mở được 2 lớp đào tạo nghề có 70 học viên,;từ đầu năm đến nay là 17 lớp, có 565 học viên. Trong đó, bao gồm các nghề đào tạo như: may dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, điện dân dụng. Truyền nghề được 3 lớp, có 210 học viên; từ đầu năm đến nay được 80 lớp, có 2.819 học viên tham gia các nghề: Tin học nghề phổ thông, lái xe hạng B2, Tin học A, trồng rau mầm.

Lớp sơ cấp may dân dụng tại ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Cái Nước Hồ Thanh Liêm cho biết, từ việc đào tạo nghề có 80% học viên có việc làm. Một số ngành nghề khác đạt 100%  theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc tại địa phương như: ngành nuôi thuỷ sản, chăn nuôi thú y, chế biến thuỷ sản. Mức thu nhập từ 3,5-4,5 triệu đồng/tháng. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phối hợp với trung tâm về số lượng lao động, khi kết thúc khoá đào tạo, số học viên tham gia sẽ đủ trình độ để phục vụ tại doanh nghiệp đã đăng ký.

Ngoài việc đào tạo lao động nông thôn theo ngành nghề, trung tâm còn quan tâm đến chất lượng cũng như đảm bảo số lượng có việc làm của lao động. Khuyến khích, tuyên truyền, vận động những lao động có đất sản xuất tại địa phương học khoá đào tạo theo nhu cầu kinh tế hộ gia đình, vừa học tập vừa có thể thực hiện ngay trên phần đất của mình. Nhân viên trung tâm đến tận địa phương hướng dẫn thực hành trực tiếp tại đất sản xuất giúp cho học viên dễ tiếp thu cũng như hiểu rõ hơn khi thực hiện trên thực tế đất nông nghiệp.

Những lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, khuyết tật, dân tộc thiểu số được tạo mọi điều kiện đào tạo nghề theo nhu cầu học viên. Việc đào tạo nghề hiệu quả là cơ hội nâng cao mức sống cho từng hộ gia đình và rút dần khoảng cách nông thôn, thành thị.

Chị Sơn Thị Gọn, ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chia sẻ: "Là học viên của lớp sơ cấp may dân dụng, tôi thấy lớp học mở ra nhiều điều kiện tốt cho chị em phụ nữ, được đào tạo chuyên nghiệp để phục vụ may mặc và có thể tăng thu nhập cho gia đình".

Ông Liêm cho biết, hướng tới, trung tâm cố gắng khắc phục những hạn chế về trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho việc đào tạo. Ngoài ra, sẽ phối hợp với các trường cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện tốt cho học viên tham gia khoá học nâng cao trình độ. Tiếp tục đào tạo song song lớp văn hoá bổ túc và lớp đào tạo nghề nhằm định hướng việc làm, rút ngắn thời gian đào tạo cho học viên.

Đồng thời, tổ chức hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã cho các địa phương khó khăn, tạo điều kiện vay vốn trả lãi thấp nhằm phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chuyển sang tập trung để hướng tới cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường.

Mở các lớp đào tạo nghề hiệu quả cho lao động nông thôn phần nào giải quyết khó khăn cho việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cho thị trường lao động. Thông qua lớp đào tạo, người lao động nông thôn sẽ tăng thêm thu nhập gia đình, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương./.

Bài và ảnh: Hằng My

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).