ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:12:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển

Báo Cà Mau UBND huyện Ðầm Dơi vừa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với thanh niên năm 2023. Tại đây, có nhiều ý kiến đại diện đoàn viên, thanh niên (ÐVTN), tập trung vào các vấn đề như: hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; định hướng xử lý thông tin trên mạng xã hội; chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên; cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ cho địa phương; chế độ, chính sách cho ÐVTN; công tác hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp.

Anh Hồ Trung Trực, Bí thư Xã đoàn Tân Dân, cho biết: "Hiện nay, việc triển khai hướng dẫn người dân đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến gặp một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có việc nhiều hộ chưa sử dụng điện thoại thông minh, chưa có thẻ thanh toán, ví điện tử...; một số hộ có điện thoại thông minh thì không có wifi hoặc 4G sử dụng. Kiến nghị huyện có giải pháp khắc phục, để việc triển khai hướng dẫn người dân đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả".

Vấn đề trên được ông Nguyễn Hoàng Ảnh, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện, thông tin: “Ðể hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số (CÐS), huyện đã và đang tập trung triển khai một số giải pháp như: tranh thủ nguồn lực viễn thông công ích, huyện sẽ có văn bản gửi cấp trên đề nghị quan tâm, hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo để tiếp cận thông tin; tranh thủ nguồn lực của các doanh nghiệp viễn thông để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Ngay đầu năm 2022, UBND huyện đã ký kết thoả thuận hợp tác với VNPT Cà Mau để thúc đẩy CÐS, trong đó ưu tiên triển khai hạ tầng viễn thông. Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ công nghệ số cộng đồng, Ðoàn Thanh niên tại các xã, thị trấn ra quân tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các cửa hàng, cơ sở kinh doanh mua bán gắn mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt; đăng ký sử dụng tài khoản thanh toán trực tuyến; đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến...”.

Anh Nguyễn Minh Thái, Phó bí thư Xã đoàn Nguyễn Huân, đặt câu hỏi tại buổi đối thoại.

“Nhiều ÐVTN mong muốn lãnh đạo huyện mở rộng các chính sách hỗ trợ vay vốn để đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận được các nguồn vốn. Vì hiện nay cán bộ, công chức, viên chức không được vay các nguồn vốn tín dụng chính sách từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện”, anh Võ Nhựt Gil, Phó bí thư Ðoàn Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, bày tỏ.

Chia sẻ với ÐVTN, ông Trần Ngọc Tâm, Phó giám đốc NHCSXH huyện, cho biết: "Hiện nay, NHCSXH huyện Ðầm Dơi đang triển khai 19 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn, cho vay uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Ðoàn Thanh niên) và uỷ nhiệm cho các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được UBND xã thành lập tại các khóm, ấp. Tính đến ngày 30/9/2023, tổng dư nợ các chương trình đạt hơn 537 tỷ đồng, qua 384 tổ TK&VV, cho gần 20 ngàn hộ vay, trong đó uỷ thác qua Ðoàn Thanh niên hơn 103 tỷ đồng, với 77 tổ TK&VV, hơn 3.800 hộ vay. Nếu ÐVTN có nhu cầu vay vốn để thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh (thuộc đối tượng thụ hưởng theo từng chương trình tín dụng) thì đoàn viên hoặc người đại diện của hộ gia đình theo uỷ quyền phải tham gia vào tổ TK&VV tại nơi cư trú (khóm, ấp) để được bình xét cho vay. Sau khi được bình xét, tổ trưởng tổ TK&VV sẽ hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, UBND cấp xã xác nhận, gửi lên NHCSXH. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ, cân đối nguồn vốn, ngân hàng sẽ thông báo lịch giải ngân bằng văn bản gửi UBND cấp xã để thông báo đến người vay và ngân hàng tổ chức giải ngân trực tiếp cho người vay tại trụ sở UBND xã, thị trấn nơi người vay cư trú”.

Tại buổi đối thoại, nhiều thanh niên mong muốn tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. (Ảnh: Đoàn viên Nguyễn Tuấn Dũ, ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, đang kiểm tra sò ương của gia đình).

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện, nhấn mạnh: "Huyện đang thực hiện CÐS, xây dựng chính quyền số, lực lượng ÐVTN phải có kiến thức, trình độ, gắn với tính trách nhiệm, tinh thần xung kích, tiên phong. Các cấp uỷ đảng và chính quyền, ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn quan tâm hơn nữa đến công tác thanh niên và xây dựng lực lượng Ðoàn Thanh niên. Ðẩy mạnh việc thực hiện các cơ chế chính sách nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi cho thanh niên hành động tình nguyện vì cộng đồng”. 

Chương trình đối thoại là diễn đàn quan trọng, có ý nghĩa để lãnh đạo UBND huyện lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp./.

 

Thành Quốc

 

Thay đổi tư duy tăng hiệu quả hoạt động Ðoàn

Với bề dày nhiều năm công tác, cùng nhiều hoạt động nổi bật, các thủ lĩnh Ðoàn, Hội trong tỉnh mạnh dạn góp ý và đưa ra ý tưởng mới, nhằm thay đổi tư duy, thực tiễn hoá hoạt động, mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và cộng đồng.

Vun đắp yêu thương từ mê làm vườn

Nhiều người trẻ lựa chọn chăm sóc cây xanh, làm vườn, gieo trồng như một cách chữa lành tâm hồn trước nhịp sống hối hả. Hơn hết, với họ, khi cả gia đình cùng nhau chăm sóc một khu vườn là khoảng thời gian tận hưởng những điều thú vị và họ thực sự hạnh phúc.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Dạt dào sức trẻ

Cô gái nhỏ nhắn Ðặng Yến Như, ngụ Ấp 13, xã Khánh An, huyện U Minh khiến chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mà đâu phải chỉ chúng tôi, người thân trong gia đình, bà con chòm xóm cũng tấm tắc khen ngợi sự giỏi giang, làm ăn “mát tay” của bạn trẻ sinh năm 1994 này. Sau 2 năm bỏ phố về quê, Yến Như đã gầy dựng được cơ ngơi kinh tế mà nhiều người ao ước ngay tại quê nhà.

Dấu ấn từ sức trẻ

Thời gian qua, Xã đoàn Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, triển khai thực hiện các mô hình thiết thực trên địa bàn. Ðoàn viên thanh niên tích cực vận động để người dân hiểu và chung tay tham gia, để các công trình phát huy hiệu quả và duy trì lâu dài.

“Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh” - Công trình tiêu biểu toàn quốc năm 2023

Vừa qua, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Ðoàn lần thứ Năm, khoá XII, đã thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu lựa chọn 12 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2023. Theo đó, “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh”, do Tỉnh đoàn Cà Mau đề xuất, vinh dự được xét chọn là công trình tiêu biểu.

Hành trình vì cộng đồng

Năng động, tự tin, quyết đoán, nhiều bạn trẻ đã nuôi dưỡng, hiện thực hoá khát vọng thành những việc làm thiết thực, ý nghĩa cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Ða sắc màu không gian cà phê

Quán phố Âm Nhạc là điểm đến cho những ai yêu âm nhạc và chơi đàn guitar. Chủ quán là anh Lê Nhật Du Phương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Âm nhạc, thuộc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau. Từ ý tưởng có một không gian riêng cho các thành viên trong CLB hoạt động, anh Du Phương mở quán để tạo điều kiện cho các bạn trẻ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và có thể hướng dẫn, giúp đỡ các bạn đi theo con đường chuyên nghiệp.