ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 04:16:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo nguồn tri thức trong đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 7/7/2023, HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 11/2023 quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia học xoá mù chữ (XMC) trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ðể đưa nghị quyết vào cuộc sống, Sở GD&ÐT tỉnh Cà Mau đang khẩn trương củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc. Ðặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác XMC, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC.

Nghị quyết này quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ðối tượng áp dụng là người dân từ 15 tuổi trở lên ở vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC theo chương trình XMC.

Trong năm 2022, Ban Văn hoá - Xã hội đã tổ chức chương trình kiểm tra giám sát tại các cơ sở giáo dục, các trường học để tìm hiểu tình hình cụ thể. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Phương Ðông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội kiểm tra thực tế tại Trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời). Ảnh: QUỐC RIN

Ðể đưa nghị quyết vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng công tác XMC trong vùng đồng bào DTTS, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa các nhiệm vụ cụ thể cũng như giải pháp thực hiện. Vào đầu tháng 8, Sở đã tổ chức tập huấn trực tiếp, dạy học chương trình XMC và công tác phổ cập giáo dục, XMC cho tất cả chức danh chuyên trách phụ trách xã, phường, thị trấn trong tỉnh; lãnh đạo, người phụ trách phổ cập giáo dục, XMC huyện, thành phố. Nội dung các lớp tập huấn là triển khai Kế hoạch số 208/KH-SGDÐT, ngày 30/1/2023, của Sở GD&ÐT về thực hiện Tiểu dự án 1 trong Dự án 5 theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia; tập huấn dạy học chương trình XMC; công tác phổ cập giáo dục và XMC.

Ông Võ Quốc Thống, Phó trưởng phòng Mầm non - Phổ thông, Sở GD&ÐT, cho biết: “Sau khi Nghị quyết số 11 của HÐND tỉnh ban hành, Sở GD&ÐT tỉnh có sự chuẩn bị để triển khai nghị quyết này đến các huyện, thành phố. Ðồng thời, yêu cầu các huyện, thành phố chỉ đạo đến các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các xã, phường, thị trấn để thực hiện rà soát thật kỹ số lượng đối tượng theo diện cần XMC. Từ đó chúng tôi có kế hoạch thực hiện hỗ trợ theo nghị quyết trong năm 2023. Dự kiến, các lớp XMC sẽ khai giảng trong học kỳ 1, năm học 2023-2024, sau thời gian khai giảng các lớp học chính quy. Công tác XMC không chỉ được Sở GD&ÐT triển khai trong năm 2023, mà tiếp theo các năm 2024, 2025 vẫn tiếp tục thực hiện trên cơ sở rà soát kỹ đối tượng, vận động ra lớp, không riêng đồng bào DTTS mà kể cả các dân tộc khác tham gia”.

Ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện Ðầm Dơi, thông tin: “Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ÐT, Phòng GD&ÐT huyện chỉ đạo cho Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn tiến hành rà soát, xem xét đối tượng, tập hợp lớp. Ðể lớp XMC đạt kế hoạch đề ra, đội ngũ làm công tác XMC sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục đối tượng tham gia. Ðịa điểm mở lớp tuỳ vào điều kiện và số lượng người tham gia”.

 Lãnh đạo, cán bộ phụ trách phổ cập giáo dục, XMC huyện, thành phố trong buổi tập huấn diễn ra vào ngày 3,4/8, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh. 

Theo nghị quyết quy định, mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/người/hoàn thành kỳ học. Kinh phí hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025; nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

Ông Lâm Hoàng Nên, Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ÐT, cho biết: “Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QÐ-TTg, ngày 14/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ được UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho Sở GD&ÐT triển khai, tổ chức thực hiện theo Kế hoạch số 168/KH-UBND, ngày 8/12/2021, về Tiểu dự án 1 - Dự án 5. Kết quả phân bổ kinh phí dự án Tiểu dự án 1- Dự án 5, giai đoạn 2021-2025 tổng mức vốn là trên 12,7 tỷ đồng, trong đó bao gồm: ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 11,3 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển trên 6,8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 4,4 tỷ đồng) và vốn đối ứng ngân sách tỉnh trên 1,4 tỷ đồng. Ðến nay, đã phân bổ vốn sự nghiệp năm 2022 và 2023 là 4,494 tỷ đồng. Và nguồn kinh phí hỗ trợ đối tượng tham gia học XMC theo nghị quyết quy định từ vốn sự nghiệp là 4,494 tỷ đồng”.

Ngoài ra, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác XMC, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC, Sở GD&ÐT đã xây kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 “Ðổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS” trong Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023. Theo đó, ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; ngoài ra đầu tư thêm phòng học, nhà bếp, nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, bàn ghế giáo viên và học sinh, ti vi...

 Công chức Văn hoá xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cùng người có uy tín rà soát, tìm hiểu các gia đình người Khmer để lập danh sách tham gia xoá mù chữ.

“Sở GD&ÐT dự kiến XMC cho khoảng 358 người dân vùng đồng bào DTTS ở các huyện: Ðầm Dơi, Thới Bình, U Minh và Năm Căn. Trong đó, vận động mở lớp XMC, dự kiến 125 người DTTS mù chữ ra lớp ở huyện U Minh; huyện Ðầm Dơi dự kiến 135 người DTTS; huyện Thới Bình dự kiến 13 người DTTS và huyện Năm Căn dự kiến 85 người DTTS”, ông Lâm Hoàng Nên chia sẻ.

Với những việc làm thiết thực, cùng những nỗ lực, quyết tâm đưa nghị quyết vào cuộc sống, bằng những giải pháp đúng đắn, phù hợp với thực tế, công tác XMC của Cà Mau sẽ ngày càng được củng cố và đạt kết quả quan trọng, góp phần duy trì là tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 1, năm 2022./.

 

Quỳnh Anh

 

An cư nhờ chương trình cho vay nhà ở xã hội

Nhờ có chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NÐ-CP mà nhiều gia đình cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng, nâng cấp nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống ngay tại địa phương.

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ðổi mới, tăng hiệu quả hoạt động

Hoạt động của Ban Văn hoá - Xã hội (VHXH) HÐND tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ðiều đó được thể hiện qua các nội dung giám sát, khảo sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề thiết thực, quan trọng. Quy trình giám sát được thực hiện chặt chẽ, khoa học; báo cáo kết quả giám sát cụ thể, được các đơn vị chịu sự giám sát đồng tình, thống nhất cao; các kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế địa phương và có tính khả thi.

Đề xuất quy định khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Việc khai thác dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm thiết lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu mặc định khi triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

“Chi bộ 4 tốt” khơi nguồn năng lượng tích cực

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới, các cấp uỷ đảng tại Cà Mau đã đồng loạt triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo

Khoảng cách đời sống giữa hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo chênh lệch không nhiều, một khi gặp tai nạn, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế (BHYT), phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh thì nguy cơ tái nghèo nhanh. Vì vậy, việc HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là rất cần thiết, đáp ứng mong mỏi của người dân.