ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:33:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo thói quen tốt

Báo Cà Mau Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Nhiều tháng trở lại đây, khi đến liên hệ làm việc tại Sở TN&MT, khách thấy nhiều thùng rác chuyên dụng 2 ngăn, kèm theo bảng hướng dẫn được bố trí khắp các góc cơ quan nhằm tuyên truyền đến người dân biết về việc phân loại rác hữu cơ và các chất thải còn lại. Còn đối với công chức, viên chức của cơ quan, việc làm này đã trở thành thói quen mang ý nghĩa thiết thực.

Chị Lưu Ngọc Hồng, Chuyên viên Phòng Bảo vệ môi trường, chia sẻ: “Việc phân loại rác, cơ quan đã thực hiện từ lâu, sau này được tập huấn thêm. Ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày, tôi vẫn thực hiện việc phân loại rác tại nhà làm 2 loại, là rác thực phẩm và các loại rác khác. Bản thân làm nhiệm vụ về hoạt động chất thải rắn nên khi có văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, tôi tăng cường việc giám sát, hướng dẫn cho nhân viên trong cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện, đồng thời tuyên truyền cho người thân trong gia đình mình thực hiện”.

Ông Trần Hải Ðăng, Phó trưởng phòng Bảo vệ môi trường, cho rằng: “Việc phân loại rác tại nguồn mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm việc giảm chi phí xử lý từng nhóm rác, giảm phát thải ra môi trường, đồng thời tái chế được rác thải”.

Người dân đến liên hệ làm việc tại Sở được bố trí nơi bỏ rác đúng cách.

Người dân đến liên hệ làm việc tại Sở được bố trí nơi bỏ rác đúng cách.

Theo quy định tại khoản 1, Ðiều 75, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn của Bộ TN&MT, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản có liên quan đến công tác phân loại rác tại nguồn. Cụ thể, tại Quyết định 07/2024/QÐ-UBND năm 2024, UBND đã ban hành quy định về quản lý chất thải và chính sách ưu đãi hỗ trợ trong công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định về việc phân loại, lưu trữ, chuyển giao, đồng thời quy định về trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành trong công tác phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

Thực hiện các văn bản, kế hoạch UBND tỉnh ban hành, Sở TN&MT đã tổ chức tập huấn cho 6 ngàn cán bộ chủ chốt tại các huyện, trên cơ sở đó các huyện sẽ tiếp tục tập huấn cho người dân. Từ cuối tháng 7/2024, đơn vị triển khai mô hình thông qua các cuộc họp giao ban đến các trưởng phòng, phó phòng của Sở và các thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở. Các phòng sẽ triển khai đến công chức, viên chức và người lao động để thực hiện phân loại rác tại nguồn ngay tại cơ quan. “Văn phòng tham mưu lãnh đạo Sở bố trí các thùng rác, bảng hướng dẫn để người dân bỏ rác đúng nơi quy định khi đến liên hệ làm việc. Tuyên truyền cho công chức, viên chức và người lao động thực hiện phân loại rác tại nguồn. Khi triển khai, lúc đầu còn nhiều bỡ ngỡ, sau một tuần thực hiện, chúng tôi đến các phòng để kiểm tra và mọi người đã tạo dần được thói quen nên mô hình được thực hiện khá tốt”, ông Huỳnh Thạch Sum, Chánh văn phòng Sở TN&MT, cho biết.

Thùng rác chuyên dụng kèm bảng hướng dẫn được đặt ở nhiều nơi tại Sở TN&MT nhằm tuyên truyền về cách phân loại rác thải tại nguồn.

Cùng với tiến trình phát triển của đô thị, hiện nay lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đã lên đến hàng ngàn tấn mỗi ngày. Thế nên, việc thay đổi nhận thức, thói quen khi xử lý các loại rác thải cũng là cách mà mỗi người chúng ta thể hiện tinh thần, cách ứng xử trách nhiệm đối với môi trường sống.

Ông Huỳnh Thạch Sum chia sẻ: “Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục duy trì mô hình, cuối năm sẽ có đánh giá tổng kết, khen thưởng, biểu dương các phòng thực hiện tốt. Tôi nghĩ rằng, các đơn vị, cơ quan khác nên nghiên cứu về việc phân loại rác tại nguồn theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, nhằm lan toả công việc này, tạo thành thói quen tốt không chỉ khi đi làm mà còn trong cuộc sống hằng ngày”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.