ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 00:53:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo việc làm cho lao động

Báo Cà Mau Đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng được 28.622 người, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, trung cấp và cao đẳng 2.931 người, có 7.739/12.500 người được đào tạo dạy nghề theo Quyết định 1956, bồi dưỡng ngoài Quyết định số 1956 là 17.952 người.

Đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng được 28.622 người, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, trung cấp và cao đẳng 2.931 người, có 7.739/12.500 người được đào tạo dạy nghề theo Quyết định 1956, bồi dưỡng ngoài Quyết định số 1956 là 17.952 người.

Ngoài ra, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 34.022 lao động, tăng 11% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, giải quyết việc làm trong tỉnh 9.614 lao động, ngoài tỉnh 24.378 lao động và xuất khẩu lao động 30 người.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau Trần Thị Phương Quyên thông tin, từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tham mưu tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm. Kết quả có 56 đơn vị tham gia với nhu cầu tuyển dụng hơn 10.000 lao động. Qua đó, có gần 3.000 lao động tham gia; 62 lao động trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp và trường về thông tin tuyển sinh, tuyển dụng; 27 lao động đăng ký tìm việc; 12 lao động được tuyển dụng trực tiếp và đưa đi làm việc tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm lần thứ 4 năm 2016 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau.

Trước các phiên giao dịch việc làm, trung tâm phối hợp các đơn vị chuyên môn tổ chức tư vấn việc làm trực tiếp cho người lao động tại các địa bàn xã, phường, thị trấn. Kết quả có 34 cuộc, tổng số 1.270  người lao động tham dự.

Bên cạnh, tỉnh đã cấp 3 giấy phép và xác nhận 38 lao động nước ngoài không thuộc diện cấp phép lao động làm việc trên địa bàn tỉnh. Tổng số lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh hiện nay là 9 người. Trong đó, đã cấp phép 7 người, không thuộc diện cấp phép 2 người (gồm 1 chủ doanh nghiệp và 1 chuyên gia theo dõi, thực hiện Dự án vốn ODA).

Mặt khác, công tác an toàn vệ sinh lao động cũng được quan tâm. Phó Giám đốc Sở LÐ-TB &XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Hữu Phước cho biết, đã đồng loạt tổ chức được 20 cuộc mít-tinh trọng thể nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ và phát động phong trào thi đua đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại trung tâm 9 huyện, TP Cà Mau và khu công nghiệp tập trung trong tỉnh. Tổng số có hơn 2.500 lượt người là công chức viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh và Nhân dân lao động tham dự.

Ðồng thời, sở thành lập các đoàn kiểm tra và đã thực hiện trên 7 cuộc thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu chợ và điểm tập trung nhiều dân cư. Tham gia phối hợp cùng Sở Xây dựng kiểm tra, hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại công trình xây dựng Khách sạn Phương Nam, Phường 4 và khu dân cư bờ hồ Phường 5.

Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng ở một số nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhất là các doanh nghiệp trong tỉnh. Công tác phối hợp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm giữa cơ sở dạy nghề với chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa phối hợp tốt nên một số lao động sau học nghề vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp.

Do nguồn kinh phí dạy nghề năm 2016 được lồng ghép với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên việc phân khai kinh phí chậm trễ và gặp nhiều khó khăn cho các đơn vị tham gia đào tạo. Một số cơ sở dạy nghề thực hiện kế hoạch dạy nghề không sát với kế hoạch đề ra nên phải xin chủ trương chuyển đổi nghề đào tạo.

"Thời gian tới, Sở LÐ-TB&XH tiếp tục phối hợp, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện điều tra, thu thập thông tin thị trường lao động để tạo điều kiện việc làm tốt nhất cho người lao động. Ðẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và đào tạo tay nghề cho công nhân trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Phấn đấu tổ chức dạy nghề trong 3 tháng cuối năm đạt 100% so với chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2016 là 35.000 người", Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Hữu Phước cho biết thêm./.

Baài và ảnh: Quách Nguyên

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.