ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-1-25 15:27:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Khởi nghiệp từ niềm đam mê, chị Nguyễn Thị Nhạn (Ấp 4, xã An Xuyên, TP Cà Mau) gắn bó với nghề may gia công đã hơn 4 năm, cũng từ đó tổ may của chị thu hút đông đảo hội viên tham gia, giải quyết việc việc làm cho nhiều lao động nữ ở địa phương với mức thu nhập ổn định hàng tháng.

Chị Nguyễn Thị Nhạn hướng dẫn các thành viên trong tổ may gia công sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

Bén duyên với nghề may từ khi còn thời con gái, trước đây chị chỉ may quần áo cho người dân ở địa phương có nhu cầu. Ðến năm 2019, chị Nhạn chuyển hướng sang may gia công quần áo, váy... cho các công ty ở TP Hồ Chí Minh.

Chị Nhạn chia sẻ: "Dù rất yêu thích công việc may nhưng trước đây từng có thời gian tôi định bỏ nghề vì ngày nay việc mua vải để may quần áo chị em không còn ưa chuộng, thay vào đó mọi người thích quần áo may sẵn với những kiểu dáng bắt mắt. Trong lúc tôi định bỏ nghề thì được một số công ty ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương thuê để may gia công, từ đó tôi gắn bó với công việc này đến tận bây giờ".

Bắt tay vào làm, chị Nhạn đầu tư số tiền 50 triệu đồng để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công việc như: máy may, máy vắt sổ... và thuê thêm nhân công để may gia công.

Theo đó, mỗi tháng hai lần các công ty sẽ giao vải nguyên liệu và mẫu mã để các thành viên trong tổ gia công theo đơn đặt hàng, với công việc là may, vắt sổ, ráp, ủi. Mỗi tháng cơ sở của chị Nhạn may thành phẩm khoảng 1.000-1.200 sản phẩm gồm đầm, đồ bộ, sét quần áo... Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được trả với giá 15-25 ngàn đồng (tuỳ theo kiểu dáng, kích thước), trừ chi phí chị Nhạn thu về lợi nhuận trên 10 triệu đồng.

May gia công không những mang lại thu nhập tương đối cho chị Nhạn mà cơ sở may còn giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động nữ tại chỗ với nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

Chị Lư Cà Phê (Ấp 3, xã An Xuyên) may gia công ở cơ sở chị Nhạn, cho biết, bản thân có sẵn kinh nghiệm vì từng là thợ may, chị đảm nhận công đoạn ráp và may, hàng ngày chị làm từ 6-8 tiếng tại cơ sở, cũng có ngày nhận về nhà may. "Công việc này vừa nhẹ nhàng lại không gò bó thời gian, mỗi tháng tôi kiếm được trung bình khoảng 5 triệu đồng, những tháng làm nhiều thì thu nhập cao hơn nữa", chị cho biết.

"Vào làm, được chị Nhạn đào tạo và hướng dẫn cách làm nên từ một người không biết gì về nghề may, sau hơn một năm tôi đã thông thạo công việc. Tôi phụ trách công đoạn may, vắt sổ và ủi, mỗi tháng tôi làm được hơn 4 triệu đồng, so với lúc trước chỉ ở nhà làm nội trợ thì số tiền kiếm được giúp tôi chi tiêu thoải mái hơn", chị Trần Ngọc Diễm (Ấp 6, xã An Xuyên) chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở may của chị Nhạn còn được một số công ty đặt hàng để may đồng phục học sinh, thời gian tới chị định sẽ đầu tư máy móc và đào tạo thêm nhân lực để mở rộng quy mô, nhân rộng số lượng.

Chị Nguyễn Thị Bích Vân, Phó chủ tịch Hội LHPN xã, đánh giá: "Tổ may gia công của chị Nhạn làm việc rất hiệu quả, không những giúp chị nâng cao thu nhập mà cơ sở may hơn 4 năm qua đã giải quyết việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ địa phương. Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ chị về nguồn vốn, trang thiết bị máy móc cũng như đầu ra vào sản phẩm, giúp chị mở rộng quy mô phát triển công việc"./.

 

Phương Thảo

 

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.